sex

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Bánh Canh Bến Có Ăn Một Lần Sẽ Nhớ Mãi

Tôi thầm mong đừng có ai đem bánh canh Bến Có đi đấu xảo, đi ra nước ngoài thi thố, sau đó đưa vô các nhà hàng sang trọng ở Sài Gòn rồi làm biến tướng nó... Hãy cứ để nó dân dã, hoang sơ như lúc nó còn tòn teng trên đôi quang quánh của bà Hai Hên... Hãy cứ để nguyên hồn vía của bánh canh Bến Có như vậy để mỗi lần có dịp về ngang, hoặc thậm chí chỉ cần nhớ đến thì trong lòng những người xa xứ đã thức dậy những nôn nao... . Hãy cứ để nguyên hồn vía của bánh canh Bến Có như vậy..
Cách đây gần 20 năm, lần đầu tiên tôi có dịp về Trà Vinh. Thằng em rể gốc người Cầu Kè cứ dặn đi dặn lại: “Nhớ đừng ăn gì, chờ tLiên kếtới Bến Có ăn bánh canh nghen”. Tôi để bụng đói vượt hơn 60 cây số từ Vĩnh Long về Trà Vinh, lòng cứ thắc mắc, không biết cái món bánh canh ấy có gì hấp dẫn mà cậu em phải dặn đi, dặn lại...

Đi từ 7 giờ sáng, đến hơn 8 giờ tôi mới tới nơi. Gọi bánh canh Bến Có vì gần đó có một cây cầu mang tên như vậy nằm trên quốc lộ 53 từ Vĩnh Long về, cách thị xã Trà Vinh khoảng 5 cây số.

Khác với tưởng tượng của tôi, quán chỉ là một căn nhà lá đơn sơ bên đường. Thế nhưng khách khứa lại ra vô nườm nượp. Tôi vừa bước vào quán đã hít hà vì mùi hương của nước súp, thịt, đồ lòng, hành ngò, tiêu, nước mắm hòn... hòa quyện trong tiếng nói cười lao xao của thực khác.

Khi tô bánh canh được bưng ra, tôi nhắm mắt hít một hơi cho căng đầy lồng ngực cái mùi hương chết người đang làm dậy lên cơn đói của cái bụng xẹp lép. Rồi tôi mở mắt ra nhìn những cọng bánh canh trắng muốt nhỏ và dài như cọng bánh tằm nằm dưới lớp thịt nạc, đồ lòng, hành tiêu...

Không chờ được nữa, tôi gắp một đũa bánh canh cho vào miệng và húp một muỗng nước súp. Chao ôi, những cọng bánh hòa trộn với nước súp ngọt lịm, không hề có mùi chua chua của thứ bột lọc mà người ta hay làm bún, bánh canh bày bán ngoài chợ. Tôi đang đói nên loáng cái đã hết một tô và quyết định... gọi thêm tô nữa để từ từ thưởng thức...

Ăn xong rồi, tôi lân la làm quen với bà Hai Hên (Lâm Thị Hên) chủ quán. Tuy rất bận rộn nhưng thấy tôi nhiệt tình, bà cũng niềm nở: “Quan trọng nhất là nồi nước súp. Để nấu nồi súp ngon, phải chọn xương ống thì nước súp mới ngọt, béo. Thịt nạc phải lựa nạc thật tươi, còn nóng hổi khi lò mới mổ xong. Nấu súp thì ban đầu nấu lửa to cho nước sôi rồi thả xương, thịt vào. Sau đó thì hạ lửa, đun liu riu và hớt bọt liên tục để cho thịt trắng, nước trong. Đồ lòng cũng phải làm cho khéo và luộc riêng để không làm đục nồi nước súp. Riêng cật phải chế biến thật kỹ sao cho không còn mùi hăng, màu tươi ngon, khi ăn nghe giòn sừn sực. Bánh canh cũng vậy. Ở Trà Vinh, bánh canh ngon có lò Hòa Thuận. Cọng bánh làm bằng bột gạo lúa mùa nên màu bột trắng nõn, vừa dẻo, vừa dai, vừa thơm...”.

Nói không ngoa chút nào, bánh canh Bến Có “ăn một lần là nhớ một đời”. Bởi vậy, hồi còn ở Vĩnh Long, lần nào có dịp về Trà Vinh, tôi cũng ghé quất một lượt hai tô. Buổi sáng ăn bánh canh, buổi chiều ăn cháo lòng, cũng ngon ác liệt như vậy.

Hơn 10 năm nay tôi lên Sài Gòn sinh sống, thỉnh thoảng có về Trà Vinh, tôi cũng nhất quyết nhịn ăn sáng để dành bụng về ăn bánh canh Bến Có. Đó là món ăn dân dã mà ngon ngọt đến nao lòng. Bánh canh Bến Có của 20 năm trước và bây giờ vẫn vậy. Chỉ có khác là ngôi nhà lá tuềnh toàng năm xưa giờ đã được xây cất khang trang, sạch sẽ. “Hữu xạ tự nhiên hương”, khách khứa vẫn ra vô nườm nượp, mỗi ngày quán bán cả ngàn tô...

Có lẽ vì quá yêu và say mê món bánh canh dân dã của quê nghèo mà tôi thầm mong đừng có ai đem bánh canh Bến Có đi đấu xảo, đi ra nước ngoài thi thố, sau đó đưa vô các nhà hàng sang trọng ở Sài Gòn rồi làm biến tướng nó với hải sản, hải sâm, nấm hương, hay những thứ đồ linh tinh khác.

Hãy cứ để nó dân dã, hoang sơ như lúc nó còn tòn teng trên đôi quang quánh của bà Hai Hên hoặc lúc nó đã “định cư” trong ngôi nhà lá tuềnh toàng.

Hãy cứ để nguyên hồn vía của bánh canh Bến Có như vậy để mỗi lần có dịp về ngang, hoặc thậm chí chỉ cần nhớ đến thì trong lòng những người xa xứ đã thức dậy những nôn nao...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

- truyen 18+