sex

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Cá Lóc Hấp Bầu Món Ăn Mà Ai Ăn Rồi Sẽ Nhớ Mãi

Con cá lóc làm sạch nằm gọn trong trái bầu được hấp chín, vị ngọt của bầu hòa cùng cái béo ngậy của thịt cá làm cho món ăn thêm phần đậm đà.

Cá lóc hay còn gọi là cá quả là loài cá mà người ta có thể dễ dàng tìm thấy trên mọi miền sông rạch ở nước ta. Ở vùng sông nước miền Nam, cá lóc được người dân chế biến ra nhiều món ăn bình dị nhưng nổi tiếng như: cá lóc nướng trui, cá lóc kho tộ, cá lóc hấp bầu...

Cá lóc hấp bầu là món ăn chơi đậm chất đồng quê Nam bộ.

Cá lóc hấp bầu là món ăn đơn giản với cá lóc và bầu, khi thực hiện món này, người ta thường chọn những quả bầu vừa ăn, không quá già. Bầu được làm sạch, khoét bỏ ruột. Cá lóc lựa chọn loại cá béo, làm sạch, ướp với một ít gừng và rượu để khử mùi tanh của cá. Dùng dao khứa những đường chéo trên thân cá, ướp cá với các loại gia vị như: muối, hạt nêm, nước mắm, đường... Sau đó cho cá vào trái bầu và đem hấp.

Ngoài thành phần chính, thì tùy theo sở thích của từng người, có thể cho thêm các nguyên liệu ăn kèm như: nấm rơm, súp lơ, hành lá....Cá lóc hấp bầu vừa ngon vừa lạ miệng, vị ngọt của bầu thấm đẫm vào trong từng thớ thịt cá làm cho món ăn thêm đậm đà. Cá lóc hấp bầu là món ăn chơi, ăn kèm với món này gồm có bánh tráng, xà lách, rau thơm, húng quế, cà rốt thái sợi, bún tươi... và không thể thiếu chén nước chấm chua cay, được pha thêm một ít mỡ hành, lạc.

Lấy một miếng bánh tráng mỏng, cho lên trên một lá xà lách, vài cọng rau thơm, một ít bún tươi, thịt cá, cuốn tròn lại chấm vào chén nước mắm và thưởng thức. Cái vị chua cay của nước chấm hòa trong hương thơm của các loại rau, cùng đó là sự tương tác giữa vị ngọt của bầu và thịt cá, cả hai như lan tỏa, thấm đẫm vào nhau trong hương thơm thoang thoảng làm cho người ăn ngất ngây.

Thịt cá trắng tinh, thơm ngon thấm đẫm vị ngọt của bầu và các gia vị khác.

Chén nước chấm hấp dẫn làm tăng thêm gia vị cho món ăn.

Món cá lóc hấp bầu được nhận xét là món ăn đặc trưng, đậm chất đồng quê Nam bộ. Ở Sài Gòn, bạn chỉ có thể thường thức món này trong các nhà hàng hay các quán ăn lớn. Trong những ngày hè, món cá lóc hấp bầu càng được yêu thích bởi tính hàn của nó. Nếu bạn thích thưởng thức món này có thể đến quán Sáu Nghĩa, nằm bên hông chợ Bà Chiểu, đối diện trường cấp 2 Lam Sơn, quán mở cửa từ 20h đến sáng hôm sau.Mỗi phần cá lóc hấp bầu ở đây có giá từ khoảng 120.000 đồng.

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Những Món Nem Nổi Tiếng Ở Việt Nam

Đặc điểm địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc thù ẩm thực riêng của từng vùng - miền, góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú và đa dạng hơn.

Nói một cách cảm tính rằng, đặc trưng ẩm thực Việt Nam toát lộ trong sự đối sánh với các nền văn hóa ẩm thực khác trên thế giới: món ăn Trung Hoa bổ, món ăn Nhật nhìn thích mắt... thì món ăn Việt ngon miệng.

Nem tai Hà thành

Nem tai được coi là một món ăn vô cùng độc đáo của Hà Nội, món ăn này được dùng rất phổ biến trong gia đình, trong các bàn tiệc và là món quà rất có ý nghĩa mỗi khi đi xa. Không những vậy, đây còn là món ăn rất nổi tiếng với du khách thập phương.

Có người nói nem tai xuất xứ từ Nam Định, được du nhập vào Hà Nội bởi một người con gái, khi lấy chồng ở Ước Lễ (Hà Tây). Đã kết hợp nem tai gia truyền với chả giò và nem chua, hai món đặc sản nổi tiếng của làng Ước Lễ để trở thành một món ăn thơm ngon và có vị rất lạ.

Do đòi hỏi sự tỷ mỉ và cẩn thận rất lớn, ngay từ khi chọn tai, người làm phải lấy tai của con lợn khỏe mạnh, vì như vậy thịt tai sẽ dày dặn, to bản và ít diềm hơn. Tiếp đó là làm sạch tai, đây là khâu vô cùng quan trọng và cần sự tỷ mỉ; nếu không sạch, sẽ để lại mùi và ảnh hưởng đến thời gian bảo quản. Sau đó là hấp cách thuỷ từng mẻ một để tai không bị mất nước mà vẫn đảm bảo độ giòn, mềm.

Công đoạn thái tai yêu cầu dao phải mài thật sắc để thái cho thật chuẩn, không được dày quá vì ăn sẽ mất ngon và cũng không được mỏng quá vì sẽ không giòn và mất vị. Thế nhưng, khâu cuối cùng quan trọng nhất, quyết định thành công của món nem tai vẫn là thính - được làm từ bột đỗ xanh, đỗ tương, gạo nếp, gạo tẻ và một số gia vị khác. Những nguyên liệu này được rang liu riu trước khi hạ thổ, rồi lại rang vàng, sau đó cho vào cối xay nhuyễn và trộn đều vào tai lợn.

Khi thưởng thức, nem tai được cuộn vào chiếc bánh đa nem kèm với một vài miếng sung muối chua, một ít lá sung, lá đinh lăng, một vài lá kinh giới, cộng với một lát giò lụa hoặc một nửa chiếc nem chua. Chấm vào nước mắm dấm cay nhẹ, sẽ khiến cho bạn hay bất kỳ ai đều phải nhớ mãi món ăn này.

Nem mắm Giao Thủy

Nem nắm Giao Thủy (Nam Định) nổi tiếng từ thời nhà Trần. Tương truyền rằng, khi các vua Trần chọn phủ Thiên Trường làm nơi ngự, các làng nghề đã được hình thành. Món nem nắm Giao Thủy cũng được xem là đặc sản dâng vua thời đó.

Là sản phẩm của nền văn minh lúa nước, nem nắm Giao Thủy được làm từ bì và thịt lợn trộn đều với thính gạo lẫn với các phụ gia khác như tỏi và nước mắm…, rồi nắm trong lá sung và lá đinh lăng. Bì lợn làm nem được lựa chọn kỹ càng từ da của những con lợn khỏe mạnh, không quá già hoặc quá non. Sau khi loại bỏ lông và phần mỡ dính dưới da, bì lợn được đem luộc chín tới (nước sôi khoảng 3- 5 phút) để bì vừa dai lại vừa mềm; nếu luộc kỹ bì sẽ bị keo dính ăn không ngon. Bì phải thái mỏng bằng tay, tuyệt đối không dùng bằng máy thái.

Thịt lợn làm nem được chọn ở phần đầu, phần thịt có lẫn chút mỡ. Vị thơm của món nem phần nhiều là do thính gạo tạo nên. Người Giao Thủy đã dùng thứ gạo thơm ngon nhất vùng chiêm trũng để làm thính, do đó tạo nên hương vị đặc trưng phân biệt với vùng khác.

Để thưởng thức cuốn nem nắm vào chiếc lá sung sần sần, thêm ít rau thơm rồi nhón qua bát nước mắm Sa Châu (xã Giao Châu, huyện Giao Thủy). Thứ nước mắm này cũng rất nổi tiếng, nó được làm theo cách cổ truyền, cá được nấu chín tự nhiên, không qua tẩm ướp, sau chừng 6 tháng mới mang ra vắt lấy nước mắm nguyên chất. Sau đó, mắm lại được phơi nắng nóng rồi cho vào vại sành chôn xuống đất thêm 6 tháng nữa. Vậy là phải mất ngót 1 năm, nước mắm Sa Châu mới được mang ra để ăn với nem nắm.

Nem chua xứ Thanh

Nhắc đến hương vị ẩm thực xứ Thanh không thể không kể đến đặc sản nem chua - có vị lạ rất khác với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem rán hay nem tai. Nó vừa chua, vừa cay lại có cả vị mặn mà của gia vị, có vị ngọt của thịt làm ta không thể không ăn tiếp vài cái nữa.

Làm nem là một nghề độc đáo, không khó nhưng phải có những bí quyết nhất định. Nguyên liệu chủ yếu bao gồm thịt nạc xay nhuyễn; bì lợn luộc chín, cạo thật sạch, lạng mỏng bỏ vào máy cán thành sợi, ngắn chừng 3cm; thính là gạo tẻ rang vàng, xay nhỏ mịn. Gia giảm còn có men, tiêu bắc, muối tinh và bột ngọt vừa đủ...

Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là khâu pha chế: thứ gì làm trước, thứ gì làm sau, ngào trộn như thế nào…và khâu vệ sinh cũng như kỹ thuật gói nem cũng rất nghiêm ngặt. Do vậy, phải thực sự là con nhà nòi mới làm nên món ăn lạ miệng và lôi cuốn. Lá chuối, lạt buộc là thứ vật liệu làm nem chua. Tước lá chuối khoảng 3 đến 4 cm, xếp gọn lên nia hoặc rổ rá, lạt buộc phải mềm, dẻo, sợi to nhỏ tuỳ theo kích thước của nem (hiện nay thay bằng chun vòng). Đôi tay dẻo dai, mềm mại của người làm nem bắt đầu tỉ mẩn nặn từng viên thịt, thường thì kích cỡ khoảng gấp đôi quân cờ. Lá chuối khi rửa sạch, phơi khô được quấn xung quanh viên thịt có lá đinh lăng tô điểm. Quấn nhiều lá khiến chiếc nem có thể to gấp 10 lần đến 15 lần lúc đầu, thành một hình vuông xinh xắn. Những ngón tay thoăn thoắt gói khoảng 1 phút, sau đó lạt buộc chắc tay làm sao cho lá không rơi ra mà chiếc nem vẫn xanh và đẹp.

Tuỳ theo thời tiết có thể ăn nem, mùa hè thì độ 5 tiếng đã có nem ăn, mùa đông thì 1 đến 2 ngày. Người dân xứ Thanh vào Nam ra Bắc, dù bận trăm công nghìn việc, dù mang vác nặng nề cũng cố đem vài chục chiếc để cho người nhà hoặc biếu người thân. Ngày lễ Tết hoặc cưới xin, nem chua trở thành món ngon không thể thiếu. Kèm với những cặp bánh chưng xanh, những chiếc giò ngày Tết là những xâu nem chua làm từ chất liệu quê hương mời khách đến chơi nhà.

Nem lụi Huế


Nem lụi là món ăn độc đáo của Huế, rất được mọi người yêu thích, đặc biệt là các bạn gái mê ăn vặt và những đồ "cuốn cuốn, chấm chấm".

Nem lụi làm từ thịt lợn nạc còn nóng, quết nhuyễn như quết chả rồi trộn với bì và mỡ làm sạch, thái hạt lựu, nhồi kỹ, ướp với các loại gia vị như tiêu, hành, mắm, đường, thính, muối... Khi khách gọi, chủ quán xiên thành từng xâu nhỏ rồi nướng trên bếp than hoa đỏ rực, thơm nức, tỏa lan khắp đoạn phố như mời gọi, như níu kéo người đi đường.

Nước lèo là thứ quyết định chất lượng nem lụi, là món gia truyền khó bắt chước được. Nước lèo ăn nem lụi được chế biến từ hàng chục loại thực phẩm như dầu thực vật, vừng lạc, bột đao, một số vị thuốc bắc, thuốc nam... Tất cả các nguyên liệu đó được chế biến thành một hỗn hợp sền sệt vừa thơm vừa ngậy, ngọt bùi, ăn một lần là nhớ mãi. Loại nước lèo này tương tự như nước lèo ăn bánh khoái, bún thịt nướng.

Thông thường, người ta ăn kèm nem lụi với bánh tráng, rau thơm, khế chua, chuối xanh, sung, giá sống, vài lát ớt, tỏi, gừng thái chỉ… tùy theo khẩu vị mỗi người. Món ăn là sự kết hợp hài hòa của các hương vị: mùi thơm của miếng thịt đã nướng vàng, chút cay cay của tiêu và ớt, độ ngọt và bùi bùi của nước chấm sền sệt, vị tươi mát từ rau xanh...

Nem nướng Nha Trang


Đặc sản Nha Trang gồm rất nhiều món gắn với hương vị biển, nhưng cũng có những món nghe qua chẳng có gì dính dáng đến biển, trong đó có nem nướng.

Món nem nướng Nha Trang được làm từ nạc đùi loại thật tươi, vừa mới xả thì khi làm nem mới ngon, dẽ và thơm. Thịt vừa xẻ được quết mịn, ướp thêm ít gia vị đậm đà, xiên que rồi nướng trên bếp than hồng cho thịt nem vàng ươm. Sau đó, cuốn với miếng bánh tráng mỏng dai, trong suốt cùng chả ram chiên vàng rộm; ăn kèm với các loại rau sống, rau thơm, khế chua, chuối chát... và chấm với nước tương được chế biến từ hơn 20 loại gia vị theo bí quyết gia truyền.

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Chè Chuối Nướng Các Vùng Miền Có Một Hương Vị Khác Nhau

Chè chuối nướng là món ăn dân dã và khá phổ biến ở nhiều vùng miền. Cách chế biến chè không quá cầu kỳ nhưng đòi hỏi người làm phải tỉ mẩn, khéo léo mới có được một chén chè chuối nướng thơm ngon, hấp dẫn thực khách.

Để làm chè chuối nướng, trước tiên phải chọn những trái chuối mốc tròn trịa, vừa chín tới. Chuối bóc vỏ và được mặc lớp “áo mới” là bột nếp trắng tinh, rồi bọc thêm một lớp lá chuối bên ngoài. Sau đó, chuối được khéo léo xếp lên vỉ nướng trên bếp than hồng. Khi toàn bộ trái chuối đã sém cạnh, người bán chè không vội lấy ra mà cẩn thận “đẩy” những trái chuối đã nướng ra rìa vỉ nướng để giữ hơi nóng, đợi khi có khách mới cắt nhỏ ra thành từng miếng vừa miệng. Chuối nướng đem lại cảm giác thơm nồng, âm ấm và beo béo. Ở Nha Trang, những nơi bán chè chuối thường là những quán cóc hoặc trong các hẻm nhỏ. Đi ngang qua những quán chè chuối nướng, chỉ cần hít hà cái mùi thơm phảng phất của lá chuối cháy cũng đã thấy ấm bụng rồi.


Ảnh: Nguyễn Chung

Những trái chuối đã qua vỉ nướng lúc này được cho “tắm” vào giữa chén nước cốt dừa nấu sẵn với đậu xanh, rồi trộn thêm thạch trân châu và một chút lạc rang giã hơi dập, để thành một chén chè chuối nướng. Nước cốt dừa nấu dùng làm chè chuối bao giờ cũng sền sệt, không ngọt lịm mà là vị ngọt man mát pha chút mằn mặn. Người bán chè chuối nướng lý giải, sở dĩ phải nêm chút vị mặn vào nước cốt dừa vì bản thân trái chuối đã ngọt, khi nướng lên lại càng ngọt sẽ khiến người ăn chóng ngán, vì thế chút vị mặn trong nước cốt dừa sẽ giúp cân bằng vị giác.

Chè chuối nướng ăn vào mùa nào cũng đều thấy trôi cả. Vào mùa lạnh, có một chén chè chuối nướng thưởng thức sẽ rất ấm bụng. Mùa nóng, chè chuối nướng lại là món ăn mát lành rất thích hợp để giải nhiệt. Khi ăn chè chuối nướng, nhiều người có thể cho thêm đá, nhưng đa số người dân địa phương vẫn chuộng chè nóng hơn. Thưởng thức chén chè chuối còn nóng hổi, thực khách mới có thể cảm nhận hết được vị ngọt của chuối, vị béo của nước cốt dừa, vị bùi của lạc rang và những mùi thơm hòa quyện vào nhau. Chè đã trôi vào đến dạ dày rồi mà vẫn còn cảm thấy ngọt ngọt, mát mát ở đầu lưỡi.

Giá cả tùy theo mỗi địa phương, riêng đến Nha Trang, chỉ sáu đến tám ngàn đồng là bạn đã có một chén chè chuối nướng, vừa dân dã lại vừa thơm ngon, thưởng thức một lần là nhớ mãi.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Nem Nướng Cần Thơ Ăn Một Lần Sẽ Nhớ Mãi

Cần Thơ một thành phố đẹp nép mình e ấp bên dòng sông và có một Cần Thơ rất bất ngờ qua món nem nướng Cái Răng, mà ai đó đã ví von rằng: "Một lần ăn là có nhiều lần nhớ". Kể cũng lạ, một lần thôi mà cũng quá đủ đầy,quá trọn vẹn một nỗi nhớ trong lòng ai đó. Cũng đúng thôi khi mà

"Món ngon thì luôn nhớ lâu,còn đòn đau thì nhớ đời đời" .

Phải không ai đó ơi?

Trót mê chiên lại còn khoái nướng,nên mãi rồi nỗi nhớ luôn luyến lưu luôn khắc khoải làm chạnh lòng hoài mong. Một đôi lần về nhà Nhỏ chi chi đó ở xứ Cần,nhưng chưa lần vị giác của đôi môi mềm chạm phải cái lất phất làm ray rứt lòng, qua món nem nướng đặc sản rất Cần Thơ này.Kể bạn tôi nghe... Hồi bữa hổm cuối tuần,chắc có lẽ là đi xa lâu ngày chưa về thăm Tía Má, nên Nhỏ tranh thủ nhảy xe đò về thăm cho lòng thôi khắc khoải nhớ thương. Tôi cũng là một kẻ chung đường chung chuyến cùng Nhỏ, chuyến đi vui vẻ, nồng nàn ấm áp thơm phưng phức cả mùi nem nướng.

Sài Gòn - Cần Thơ hổng có xa mà cũng hổng có gần,cứ lưng chừng đâu khoảng 3-4 giờ xe là bàn chân đã ung dung rảo bước trên con đường 30 tháng 4 gần bến Ninh Kiều của thành phố Cần Thơ rồi đó. Miền Tây mùa này đã sắp qua mùa con nước lên,mà người ta thường gọi là mùa nước nổi. Nhưng mọi dòng sông nơi này, mọi con kênh rạch miền Tây vẫn còn lắm nước, luôn ăm ắp và vẫn tràn đầy. Tới nhà Nhỏ thấy Tía Má tươi cười vui vẻ sau bao ngày xa cách, tôi cũng vui lây khi được chung hưởng những niềm vui đó. Trò chuyện hỏi thăm lắm điều về tôi, một chàng trai người Trung không có cùng chất giọng ngọt ngào của người Nam Bộ. Thật thân thiện và rất gần gũi khi Tía Má của Nhỏ bạn coi tôi như là con cháu trong nhà, mà hình như là cũng hiểu bâng quơ gì đó cho tình bạn này của tôi và Nhỏ.
Người miền Tây thì ít khi nghi ngờ thắc mắc, tò mò gì cho lắm nhưng tôi cũng cảm nhận được một điều là Tía Má Nhỏ cũng đang nghĩ về một điều gì đó hơi xa xôi... rằng một mơi này biết đâu tôi cũng là một thành viên trong gia đình nhỏ ấm áp yêu thương này...

Mới hơn 7 giờ tối chút thôi,mà mọi con đường thành phố Cần Thơ đã nhộn nhịp đông vui không khác gì Sài Gòn là mấy. Người xe tấp nập ngược xuôi, chắc là cuối tuần nên mọi phố xá trên trái đất này luôn đông vui. Hổng rành đường nên tôi đành phải cất tay lái lụa của mình, dành cho Nhỏ làm chủ tay lái, vừa đi vừa hướng dẫn tỉ mỉ chi tiết từng con đường, từng góc phố của Cần Thơ, y như là một hướng dẫn viên du lịch thực thụ. Có lẽ Nhỏ cũng muốn khoe những cái cần khoe về một thành phố mang cái tên Tây Đô này... Phố như được ướp mình trong hương vị của những món ăn ngon nhất nhì miền Tây, được hội tụ về nơi này. Đủ muôn loài lươn, rắn, ếch, cá ruộng sông đồng đang còn quẫy đuôi, chờ chực chế biến theo khoái khẩu của thực khách.

Một cái quán ven sông đêm về lồng lộng gió, có thể ngắm sao trời và đưa tay hứng từng giọt sương đang rơi. Một không gian bình yên luôn ngập tràn hương vị của các món ngon,đang lan tỏa cuốn theo chiều gió, làm cho ai ai tới nơi quán ăn này cũng phải đôi ba lần hít hà và có khi còn gật đầu xuýt xoa khen khe khẽ "Chà ui... thơm ngon quá đi thôi ". Mùi nem nướng đã thật sự lôi cuốn và hấp dẫn tôi bắt đầu từ đây. Một mùi thơm ngâu ngất, làm bất ngờ cho những ai trót lỡ mê chiên khoái nướng như tôi. Thơm sực nức qua làn khói nướng. Môi miệng bỗng dưng và bất chợt mềm ra vì hương vị thơm dịu ngọt của mùi nem nướng.

Lời thì thầm nhưng rất chi li khi nói về món nem nướng đặc sản của Cần Thơ. Hổng biết Nhỏ có rành lắm về cách làm nên món nem ngon này không? Nhưng tôi cứ miên man như lịm đi theo những lời kể của Nhỏ... Thịt heo thì phải xắt lát thiệt mỏng ướp với tỏi rồi đem nướng vàng, tỏi tươi băm nhỏ, nước mắm ngon cô đặc, ít muối, bột nêm, nhớ đừng quên cho thêm chút đường vô thịt ướp đó nha... Khoảng nửa giờ sau, khi gia vị đã thấm đều, cho tất cả thịt vào cối quết (giã )thiệt nhuyễn, cho thêm chút đường nữa và một ít tiêu xay. Khi thịt quết đã dẻo, chuyển sang mầu trắng trắng như bóng nắng nhàng nhạt chiều hôm, thì viên tròn thịt giã sao đó cho vừa ăn rồi xiên vào que, đem nướng trên lửa than hồng, đợi tới khi thấy thịt chín vàng đều thì thoa thêm ít mỡ hành phi thơm. Một câu chuyện như được bắt đầu từ những xiên thịt nem nướng này rồi đó. Hãy thưởng thức và cảm nhận về món nem ngon, đặc sản xứ Cần, đừng chần chờ chi nữa,nem nguội làm miệng mất ngon...

Chỉ một nửa chiếc bánh tráng nem, gói thật khéo tay, sao cho cả nem nướng, rau thơm, xà lách, dưa leo, dưa chua, bánh hỏi nằm đều, vừa thon thon,lại thấy gọn gọn, thành một cuốn bánh thiệtđẹp mắt và ưng ý. Một chén nước mắm tỏi chanh đường thiệt ngon (nếm hơi ngọt ngọt,mới đúng gu của người miền Tây đó à nghen). Vị ngọt mềm thơm lừng của thịt, vị cay cay nồng của tiêu ớt,vị chát chát của nhiều loại rau sống... hòa lẫn vào nhau,ngon quá chừng chừng... Không như món nem Lụi ngoài Huế quê tôi,một điều gì đó rất khác biệt, để khi ăn phải cong vênh vòm miệng mình rồi xuýt xoa khe khẽ gật gù khen... Ngon hết biết.

Đúng vậy đó. Điều gì cũng vậy mà cái gì gì cũng vậy vậy mà thôi. Biết rồi đôi khi còn muốn biết nữa,nhưng có lúc biết hết rồi lại muốn biết thêm một điều gì đó ngoài điều mà mình đã biết. Nem nướng Cái Răng - Cần Thơ cũng nằm trong đôi bờ của sự ẩn ý bóng gió này đó.Cuộn nem vừa đưa vô ngang tầm miệng thì vô tình đã chạm phải tới điều... vừa ngọt vừa chua dịu lại thơm thơm mùi tinh dầu "Hột Cải", để khi ăn xong không còn gì để mà phải cãi là nem Cái Răng chưa ngon. Ngon lắm lắm người ơi! Cứ tưởng chỉ ăn chơi thôi nhưng ai dè cũng đã thấy rất ngon lành lMột lần ăn là nhiều lần nhớ, một chút hương vị của tình nem nướng đã thực sự cuốn hút lòng người thưởng thức nem trong đêm bình yên xứ Cần này.

Đêm miền Tây đã làm lòng ngất ngây chan đầy hương vị đậm đà ngọt ngào của nem nướng thơm lựng. Bầu trời đêm mênh mông yên bình của Cần Thơ, lồng lộng gió mát rượi thổi vào lòng đêm. Cần Thơ lung linh muôn vạn ánh sắc màu đêm thật huyền diệu, khó tả và diễn đạt bằng lời... Tạm biệt miền Tây, tạm biệt Cần Thơ thành phố của ngày qua trong tôi. Một chuyến đi về đã trọn vẹn ấm áp trong lòng, trước lạ sau quen,quen rồi muốn giữ lại chút hương vị ngọt ngào, mà hôm qua Nhỏ chi chi đó đã dành cho tôi. Cảm ơn Nhỏ chi chi đó một lần thôi cũng chưa đủ.Xin thật lòng và thiệt tình cám ơn 2 lần Nhỏ nhé

...và hình như Ta và Nhỏ có điều gì đó khó nói lên lời rồi đó Nhỏ ơi...

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Canh Chua Cá Khoai Ở Bình Thuận Ăn Một Lần Là Nhớ Mãi

Tháng 11 đang mùa cá khoai! Nói chính xác, mùa cá khoai bắt đầu từ cuối hạ kia, nhưng rộ nhất vào tháng 11, chợ nào trong tỉnh cũng có cá khoai. Loài cá này sống ở vùng nước nông, mình thon, thịt trắng và xương rất mềm. Cá khoai thịt hiền, vì vậy, các cơ sở du lịch, nhà hàng ở Bình Thuận có ý giới thiệu cá khoai với du khách.

Tại khu du lịch Cam Bình (thị xã La Gi), vài tháng gần đây, cá khoai là món du khách đặt biệt ưa thích. Và, các quán ăn ở đây cũng tranh thủ giới thiệu những món chế biến từ cá khoai với khách. Đó là món: cá khoai lăn bột, lẩu cá khoai, cháo cá khoai, cá khoai nướng… Song, nhiều du khách vẫn nói, thích món canh cá khoai được nấu với cà chua, hành lá xắc nhỏ, quế… thay vì nấu với me chua hoặc khế... Đó là món ăn “đa vị, đa hương” mà mỗi vị đều có công dụng riêng, hỗ trợ sức khỏe…
Để nấu được món canh chua cá khoai phải chọn những con cá thật sự tươi, mang cá màu hồng, toàn thân trong suốt. Khi làm cá nhớ bỏ đầu, bỏ ruột rồi rửa sạch… Sau khi cắt cá thành hai hoặc ba khúc thì ướp gia vị gồm: nước mắm, hành lá, ớt xắt nhỏ…
Phi thơm hành với quả cà chua xắt tư, cho nước vào nồi đun sôi, trước khi cho cá đã ướp gia vị vào, tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi nồi canh sôi lên.. Việc cuối cùng là rải lên trên nồi canh chua một ít lá quế xắt nhỏ để nồi canh có hương thơm phảng phất, tạo cảm giác thèm ăn đối với du khách.
Trong khi nấu không khuấy nhiều, tránh làm nát cá và không nên đổ quá nhiều nước vì cá ra nước. Canh cá khoai rất mát, bổ, lành tính, có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng. Đặc biệt cho người mới ốm dậy hoặc ăn chậm tiêu; người bệnh dạ dày nhiều năm với điều kiện giảm tiêu, ớt. Người say rượu, chỉ cần vợ nấu cho một tô canh cá khoai ăn cùng cơm nóng lúc đầu đêm, thì sáng mai thức dậy đã lấy lại sức mạnh của giới đàn ông.
Bát canh chua cá khoai dung dị và hơi cay còn được coi là bài thuốc giải cảm rất hay của người ven biển. Chị Nguyễn Thị Hoa, chủ quán ăn Hương Nguyên tại khu du lịch Cam Bình, cho hay: “Khó mà nói rằng lúc nào cá khoai ế tại khu du lịch. Khách không chỉ ăn ở đây mà còn mua ướp lạnh để mang về.
Tại Phan Thiết, nhiều tiệm ăn khu vực đồi dương cũng quảng bá món canh cá khoai, và đều tạo được ấn tượng khó quên với du khách. Canh cá khoai đơn giản, dễ nấu nhưng sẽ theo ai đó đến tận góc bể chân trời, nếu họ đã một lần thưởng thức.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Món Gỏi Đu Đủ Nghệ An Ăn Một Lần Là Nhớ Mãi

Cứ hễ có dịp đến Hội An (Quảng Nam), thể nào tôi và mấy người bạn cũng phải đến cái quán ăn vặt lề đường, nơi có món gỏi đu đủ rất đơn giản mà ngon vô cùng. Quán nằm giản dị bên một bức tường rêu phủ xanh um, chị chủ quán đứng tuổi nhanh nhẹn, sạch sẽ, nụ cười luôn thường trực để đón khách.

Lần đầu tiên tôi biết đến quán là nhờ một cô bạn đồng nghiệp người địa phương. Cô bạn ấy bảo đây là quán “ruột” từ thời còn đi học. Đã hai mươi năm, quán vẫn không có gì thay đổi, từ vị ngon của món ăn cho đến hình thức phục vụ. Ngồi ở quán, rất hay bắt gặp những nhóm thanh niên là nhóm bạn bè cũ, tụ họp lại ngồi trò chuyện cười nói rất rôm rả. Chủ quán bảo, khách đến quán thường là những thanh niên từ 20-30 tuổi, ai cũng có “thâm niên” từ 10-20 năm gắn bó với quán.

“Đặc sản” của quán chính là món gỏi đu đủ. Tôi đi nhiều nơi, ăn nhiều món gỏi làm từ đu đủ, nhưng quả thật, món gỏi của chị ăn một lần thì không thể nào quên được. Đã ăn rồi thì sẽ phải quay lại mỗi lần đến Hội An. Gỏi đu đủ của quán có 2 loại: một loại gỏi đu đủ mực khô, và một loại gỏi đu đủ da heo. Đu đủ còn sống, hơi ngả vàng một chút được chị chủ quán bào dài, ngâm sơ qua muối rồi vắt ráo.


Ảnh: Diệu Hiền

Mỗi khi có khách, chị bày lên đĩa một ít đu đủ, một ít mực khô (loại mực nhỏ, đã nướng vừa chín tới, xé sợi) hoặc da heo (luộc chín, cắt sợi dài nhưng bề ngang không quá mỏng, trộn với dầu phụng phi hành trở nên trong suốt, vàng óng), sau đó để lên một lớp rau thơm, rắc đậu phụng (rang chín, giã nhỏ), rưới lên một ít xì dầu (đã pha với gia vị), một chút hành phi dầu thơm lựng. Và cuối cùng là một ít tương ớt Hội An - loại tương ớt thường được mua về làm quà mỗi khi du khách đến thành phố này. Vậy là đã có một đĩa gỏi vô cùng hấp dẫn.

Trộn tất cả trong đĩa gỏi lại, bỏ vào miệng nhai, sẽ thẩm thấu được tất cả vị ngon. Cái sần sật của đu đủ, vị dai ngọt của mực nướng hoặc da heo, thơm lừng của đậu phụng, hành phi, rau thơm, vị cay xè của tương ớt, rất hòa quyện. Mùa mưa hay mùa hè ăn đều rất ngon. Mùa hè thì gia giảm bớt ớt tương, mùa đông thì thêm vào nhiều một tí, sẽ thấy ấm lòng...

Có lẽ vì vậy mà nhiều thế hệ học trò đã không thể nào quên món ăn vặt rất đặc trưng của phố Hội này.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Món Cơm Hến Ai Ăn Rồi Sẽ Nhớ Mãi

cơm hến là món ăn dân dã, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm cồn hến người ta còn cho nó cái tên sang trọng: "Cao lâu cồn" để tôn vinh cái giản dị, mộc mạc, thanh đạm mang đầy chất Huế.
Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương... Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi, kêu cái "bụp!" rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon cơm hến. Thế nên, có người còn gọi là "món ngon trời hành".
các thôn nữ đội nón lá mỗi sáng gánh cơm hến đi khắp các ngả đường cất tiếng rao lanh lảnh ngọt ngào "hến khô... ông" là hình ảnh và âm điệu không thể nào quên của những người xa Huế..

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Gỏi Sứa Đầm Ô Loan Ăn Một Lần Là Nhớ Mãi

Chỉ trừ những ngày mưa lũ, quanh năm những ngư dân đầm Ô Loan ((huyện Tuy An, Phú Yên) đều có thể bơi thuyền ra đầm để vớt sứa. Họ coi vớt sứa là một nghề sinh sống và phát đạt nhờ nó.

Ở xã An Cư ven đầm từ lâu có một xóm chài nhiều nhà chuyên làm nghề vớt sứa, có tên là Xóm Sứa. Ngày bắt được nhiều sứa, cả một đoạn đường quanh Xóm Sứa rộn ràng hẳn lên.

Người ta “sơ chế” bằng cách ngâm sứa trong phèn cho “thịt sứa” săn chắc thêm, rồi xả nhiều lần trong nước cho sạch. Sau đó đem ra bán ở các chợ gần, cũng có khi chở ra Qui Nhơn, vô Nha Trang hoăc lên tận các tỉnh Tây Nguyên.

Con sứa vớt lên được xả kỹ nhiều lần cho sạch và sơ chế cho săn giòn

Không như con sứa biển, con sứa sống trong nước xà hai (nước lợ) của đầm Ô Loan “hiền“ hơn. Nó không làm ngứa tay chân người bắt nó, trái lại, “thịt” nó lành hơn, ngon hơn. Con sứa được phân làm hai loại là sứa tai và sứa chân, đều săn giòn nhưng sứa chân ngon và được ưa chuộng hơn.

Việc chế biến món gỏi sứa khá đơn giản. Chỉ cần trụng sơ qua một lượt nước ấm, rổ sứa sẽ vơi đi một nửa, nhưng sứa sẽ giòn hơn.

Món gỏi sứa chế biến theo cách của người dân ven đầm Ô Loan. Ảnh: Dương Thanh Xuân

Trộn đều các loại rau thơm, cơm dừa, đậu phộng rang, nước mắm ngon dầm ớt tỏi, vắt thêm một miếng chanh…rồi xúc với bánh tráng nướng, vị ngọt thanh của sứa sẽ đậm đà trên đầu lưỡi và cảm giác sừng sực, giòn tan theo mỗi lần nhai khiến người đã ăn sứa đầm Ô Loan một lần là nhớ mãi.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Bãi Cháy Đi Một Lần Sẽ Nhớ Mãi




Bắt đầu từ tình yêu với biển, tôi quyết định thực hiện một chuyến du lịch biển sau kỳ thi học kỳ với bảy môn thi căng thẳng.

Đắn đo mãi, con gái, lại chỉ có một mình, muốn chuyến đi chỉ trong một ngày, vậy thì biết đi đâu? đến bãi biển nào để rời xa khói bụi ồn ào của thủ đô? Tham khảo ý kiến, lại được cô bạn quê Quảng Ninh quảng cáo, cuối cùng tôi quyết định đi Bãi Cháy. Bãi Cháy là một bãi tắm nhân tạo thuộc thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh. Nhắc đến Quảng Ninh, có lẽ hầu hết mọi người đều nghĩ đến vịnh Hạ Long - danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Có lẽ vì ngay gần vịnh mà du khách tới Quảng Ninh lại chỉ chăm chú thăm vịnh mà quên mất bãi Cháy. Tuy không huyền ảo, không nên thơ, không đẹp kỳ vĩ như vịnh Hạ Long nhưng bãi biển nhân tạo này mang trong mình những đặc trưng mà bất cứ một ai biết cảm nhận cũng sẽ nhận ra...Bước xuống xe bus, trước mặt tôi là biển cả bao la với sóng vỗ và bờ cát trắng rộng chừng 100m. Nhưng cái tôi bị hút mắt vào đầu tiên là cây cầu Bãi Cháy - cây cầu mà được các chuyên gia cầu quốc tế đánh giá là một trong năm cây cầu dây văng một mặt phẳng dây lớn nhất thế giới - bắc qua eo biển cửa Lục. Quả thật đây là cây cầu đẹp nhất tôi từng được tận mắt ngắm nhìn, được đi trên nó, tận hưởng cảm giác gió biển thổi tung từng sợi tóc, như thể muốn bay lên, bay lên, thăng hoa từ cây cầu có kiến trúc hiện đại hài hoà đến vậy.


Bãi Cháy tuy là bãi biển nhân tạo nhưng vẻ đẹp thiên nhiên vẫn luôn hiện hữu. Bắt đầu là từ màu nước biển xanh và trong văn vắt thoả lòng bao người ngụp lặn trong nước. Bước đi trên bãi cát trải dài, hít hà lấy hương muối mặn mòi của biển, ngước nhìn lên là đồi thông thoai thoải, phong cảnh xiết bao hữu tình! Giữa cái nắng ngày hè, rời xa những lo toan, trở về với biển để lòng mình thanh thản, để tiếp thêm sức sống cho chặng đường tiếp theo...

Đến với bãi Cháy, ta còn có thể tham dự những trò vui chơi giải trí hay chỉ đơn giản là hoà mình vào cỏ cây nơi công viên Hoàng Gia. Có rất nhiều loại hình giải trí từ truyền thống đến hiện đại : xem múa rối nước, ca múa nhạc dân tộc, phòng karaoke, phòng nhảy disco...

Chuyến đi một ngày ấy của tôi dù ngắn ngủi nhưng biết và hiểu thêm bao điều thú vị. Cô bạn cùng lớp dẫn đi thăm quan, làm hướng dẫn viên du lịch kể cho tôi nghe câu chuyện truyền thuyết bãi Cháy từ ngàn xưa, rồi câu chuyện những dự án đầu tư xây dựng bãi Cháy ngày nay... Bạn hãy thử một lần đến với bãi Cháy, trải nghiệm cảm giác đi trên cây cầu bắc qua eo biển, bước chân trần trên nền cát và để sóng đập vào chân mà như vỗ về, vỗ về... Hãy đến và nghe những câu chuỵên của bãi Cháy để hiểu thêm về một thắng cảnh, hiểu thêm về đất nước Việt Nam.


Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Món Bánh Lọt Ở Miền Tây Nam Bộ Ăn Một Lần Sẽ Nhớ Mãi

Món bánh lọt xào khi dùng nóng sẽ cảm nhận hết vị tươi ngon từ thịt tôm băm, vị ngọt từ rau hẹ, giá, và hương vị thơm phức từ bánh lọt đã chiên vàng.

Món ăn mang hương vị thơm ngon đặc trưng từ xứ sở chùa tháp.

Bánh lọt là món ăn chơi đặc trưng từ xứ sở chùa tháp Campuchia được du nhập vào Việt Nam. Nguyên liệu để có món bánh lọt xào ngon gồm sợi bánh lọt ngắn, mềm dễ nuốt, được làm thành sợi bằng bột gạo cùng ít bột năng.

Gạo xay bột rồi khuấy đều cùng bột năng trên bếp để lửa nhỏ cho bột chín đặc. Sau đó, ép bột xuống rổ thưa hoặc nồi hấp có lỗ tròn chảy xuống chậu nước lạnh. Sợi bột gặp lạnh đông lại, vớt ra.

Ngoài ra còn có các thành phần để làm nên bón bánh lọt xào thơm ngon như: trứng gà hay vịt đều được, màu dứa dùng để trộn vào bột cho có màu đẹp mắt, giá hẹ, tôm tươi hoặc có thể thay thế là bò tùy theo sở thích, lạc rang vàng, hành lá, chanh tỏi ớt, và các gia vị nêm…

Tôm tươi mua về rửa sạch, bóc vỏ, để ráo, cho tôm vào một cái chén băm nhuyễn, ướp với một chút muối, đường, bột nêm. Sau đó mang tôm xào với hành lá để có mùi thơm. Hoặc nếu bạn thích ăn bò thì cũng có thể mua phi lê bò về băm nhuyễn. Giá ngắt đuôi, hẹ cắt khúc vừa ăn để khi xào chung với bánh lọt sẽ có được màu sắc đẹp, và hấp dẫn hơn cho món. Băm tỏi, ớt, pha ít đường cát, chanh, và nước mắm ngon để làm hỗn hợp nước chấm chua ngọt, hoặc dùng kèm với tương ớt sẽ rất phù hợp.

Bắt chảo lên bếp, vặn lửa để chảo nóng, cho một muỗng dầu, phi tỏi thơm, cho tôm vào xào. Tôm gần chín, cho giá và đậu vào xào chung, xong trút phần nguyên liệu này ra đĩa. Kế đến, bạn cho một muỗng dầu vào chảo, cho phần bánh lọt đã trộn với nước màu dứa rồi xào khoảng 5 phút, bánh sẽ chín vàng thơm. Cuối cùng, bạn cho tất cả phần nguyên liệu tôm đã xào chung với hẹ vào xào cùng với bánh và nêm một gia vị cho vừa ăn, đập một hoặc hai cái trứng gà (hoặc trứng vịt) lên hỗn hợp vừa xào xong, chờ chín vàng rồi tắt bếp. Xúc bánh lọt xào ra đĩa, rắc một ít lạc rang vàng, và dùng nóng với tương ớt hoặc nước chấm chua ngọt đều rất ngon.

Các nguyên liệu tươi ngon, đậm chất.

Món ăn này có mặt ở một vài tỉnh miền Tây Nam bộ như Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… Ở Sài Gòn, món được bán một tại vài nơi có người Campuchia, hoặc người miền Tây Nam bộ sinh sống. Anh Hữu Phương, chủ quán bán những món ăn miền Tây, trong đó có món bánh lọt xào chia sẻ: "Đây là món ăn khá lạ so với người dân Sài Gòn. Tuy nhiên, nếu như bạn từng thưởng thức món bánh lọt xào qua một lần, chắc hẳn bạn sẽ không thể nào quên hương vị đặc trưng thơm ngon".

Nếu bạn muốn đổi khẩu vị vừa ngon vừa lạ, bạn có thể đến quán ăn số 19, đường Cây Keo, quận Tân Phú, hoặc một quán ăn vỉa hè của người Campuchia trên đường Hồ Thị Kỷ quận 10 (gần chợ Hồ Thị Kỷ) để thưởng thức món ăn thơm ngon này.

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Bún Thang Hà Nội Món Ăn Mà Ai Khi Ăn Rồi Cũng Phải Nhớ Mãi

Trên thế giới, nước nào cũng có những món ăn ngon của mình. Nga có trứng cá, Ý có Pizza, Hà Lan có phó mát, Trung Hoa thì nhiều món lắm. Việt Nam cũng có những món ngon của riêng mình. Nói đến nghệ thuật mà không điểm đến nó thì chưa trọn vẹn. Đó là Bún thang!

Bún thang vừa ngon vừa đẹp mắt.
Có một món bún đã trở thành món cao cấp, không xuất hiện trong ngày thường, không dành cho ai vội vàng hay háu đói. Nó là món cầu kỳ, kỹ càng, công phu và một dịp nào đó long trọng nó mới có mặt như tiếng đàn trong ngày vui. Nó là món Bún thang. Thang có nghĩa là canh, nhưng nó không phải là canh bún nấu bình thường hay cá rô, cá quả, hoặc cua… Bún thang được ví như người nghệ sĩ đầy cá tính, chỉ là mình, không chịu giống ai.

Nó là món bún chan nước canh, thường gọi là nước “dùng”. Làm một bữa bún thang quả là tốn thì giờ, và trong nhà phải có bà chủ nhà giỏi gia chánh, tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo, có “tay nghề” cổ truyền từ đời bà, đời mẹ từ xa xưa truyền lại.

Đầu tiên phải có nồi nước dùng ngọt từ đạm chứ không được một chút nào ngọt chất đường. Muốn vậy, phải luộc gà, hầm xương lợn, luôn sôi lăn tăn, có người đứng thường trực hớt hết bọt. Thả vào đấy xâu tôm he khô. Tuyệt đối cấm xương trâu bò vì sẽ có mùi gây.

Trong một bát bún thang, người ta sẽ nhìn no mằt trước khi bưng nó lên nóng bốc khói có thể bỏng lưỡi hay đụng đầu đũa vào từng vị, mỗi vị một góc bát.

Trứng tráng thật mỏng, thái nhỏ như sợi chỉ vàng như một loài ngâm nhũ kim thêu vào áo nhà vua. Giò lụa trắng mềm thoáng chút màu hồng cũng thái chỉ như thế. Thịt gà nạc, miếng đùi nâu nâu, miếng lườn trắng nõn, miếng da vàng ươm, không thái mà xé nhỏ, nó là một hỗn hợp màu sắc. Ruốc tôm tơi như bông, gọi là ruốc bông, không phải là ruốc thịt lợn vì sẽ bị dai. Thêm ít củ cải khô đã ngâm tẩm kỹ, có chua, có cay, có giòn, có hương vị lạ và đừng quên vài cái nấm hương…

Mỗi loại được đặt vào một góc trên mặt bát, thứ nào ra thứ ấy. Phía trên cùng là vật trang trí cho thêm màu non nước xanh rờn: Rau mùi lồng khồng, hành hoa thái nhỏ tí và đầu vị là rau răm thái lẫn với hành lá.

Thiếu rau răm là hỏng, mà nói cho đúng thì thiếu một vị nào cũng hỏng món bún thang.

Thêm chút mắm tôm để ngoài, trước khi chan nước dùng nóng bỏng, bà chủ nhà hỏi từng người xem ai ăn được, ai không ăn được mắm tôm để tra vào một đầu đũa cho nổi vị. Đúng là mắm tôm ngon, thiếu nó, bát bún thang mất đi chút duyên thầm, nhưng có nhiều người không chịu được mùi gắt của nó, đành chịu.

Đến đây, bát bún thang gần như đã trọn vẹn để sinh thành, để làm mê tê cái lưỡi, mà trước hết là con mắt, là chiếc mũi hít hà bao nhiêu là màu sắc và hương vị…

Nhưng xin khoan giây phút. Nó chưa hoàn chỉnh, nó còn thiếu một chút hà hơi của người phù thuỷ cao tay để trở thành phép lạ. Bà chủ nhà lấy ra chiếc lọ thuỷ tinh con tí, nhúng đầu chiếc tăm vào đó rồi khoả khoả chiếc tăm vào từng bát bún thang một. Hương gì lạ quá, nó như hương thời gian của nghìn năm đất Việt, như hương nghìn năm của đồng bãi quê nhà. Có gì đâu. Chỉ là cái bọng bằng hạt gạo nếp của con cà cuốn để dành từ bao giờ không biết.

Chỉ một khỏa dầu tăm thôi, thiếu là không được, nhưng tham mà xin thêm thì hắc lắm, khó ăn. Không hiểu ai là người Việt Nam đầu tiên đã nghĩ ra cho chút hương cà cuống vào bát bún thang làm ngây ngất triệu lòng, từ người sống trong nước đến kẻ lữ thứ xa quê luôn nhớ về lũy tre đồng ruộng, nghĩ về món ăn mộc mạc nhưng vô cùng quý báo ấy.

Khoảng những năm 30, nhà văn Thạch Lam có viết về món phở bán trong nhà thương Phủ Doãn, rằng: “… Ông (hàng phở) cho thêm một ít hương cà cuống, thoảng như một nghi ngờ”. Câu văn đã sáu bảy chục năm, nhưng nó vẫn có mặt trong đời sống văn hóa ẩm thực Việt Nam. Nay cà cuống là một hương vị quý, không ai ăn nó với phở mà chỉ ăn với bún thang, bánh cuốn, nhà giàu thì cho vào nhân bánh chưng tết. Không thể phân tích được ngòi bút của Thạch Lam, vì tại sao lại thoảng như một nghi ngờ, nghĩa là có hay không, là không hay có. Nghi ngờ có thể là sự thật cũng có thể chỉ là ảo giác. Hương cà cuống là hư hư là thực thực như thế chăng?

Bát bún thang có chút hương cà cuống như thế mới hoàn thành cuộc đời nó và sẵn sàng dâng hiến cho nguời. Ngày lễ, ngày mùng bốn tết, nhiều gia đình có nếp sống căn bản, thường làm bữa bún thang. Thong thả, chọn lựa, họp mặt đông đủ, thân tình gắn bó…mới có thể có một bữa bún thang ngon lành viên mãn.

Nhiều năm trước đây, trong chợ Đồng Xuân có bà Ấm làm món bún thang tuyệt ngon. Nhiều đôi trai gái cứ chủ nhật là dắt nhau lên đấy ăn một bát cho đến khi họ có con, có cháu họ vẫn giữ nguyên nếp ấy.

Bún thang thường phải ăn vào bát to, loại bát ô-tô. Chỉ ăn một bát là đủ, có lẽ vì chuẩn bị bát thứ hai thì mất quá nhiều công, hoặc giả bún thang đâu phải là món ăn chóng đói, hơn nữa ăn vào bát to một lần chan, nó mới nóng, nóng đến miếng cuối cùng.

Bún thang không cần ăn kèm rau sống như bún riêu cua, bún ốc…vì rau sẽ làm giảm độ nóng, làm loãng nước dùng, kém đi vị ngon, hương thơm, chất ngọt.

Trên đường phố, đã có lúc phố Hàng Vải, Lãn Ông có hàng bún thang, ăn cũng đựơc, nhưng không hiểu tại sao rồi lại không tồn tại.

Phải chăng bún thang là quà, nhưng không phải là quà vỉa hè, quà chợ mà nó mang một vẻ đài cát, quý phái, không chịu được sự nhuôm nhoam. Nó cần bàn tay người làm ra nó đầy tài hoa chu đáo và nó cũng cần cái lưỡi người ăn, biết thưởng thức, biết xuýt xoa, biết cách ăn thế nào cho ngon, cho đẹp.

(Có thể thưởng thức món bún thang này tại quán vỉa hè trên phố Cầu Gồ sát mấy hàng hoa đầu chợ hàng Bè. Lưu ý quán này chỉ bán vào buổi chiều tối).

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Đi Một Lần Là Nhớ Mãi _ Thủ Đô LonDon

Thủ đô London không chỉ thu hút khách du lịch bởi những công trình kiến trúc nổi tiếng mà còn bởi thiên nhiên tươi đẹp và những nét văn hóa đặc sắc.

London có những công trình nghệ thuật và văn hóa không kém một quốc gia nào ở Châu Âu. Ở London, bạn có thể ghé thăm bất cứ bảo tàng nào mà hoàn toàn miễn phí.

Bảo tàng Anh là một trong những bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới, với diện tích đồ sộ và những bộ sưu tập khổng lồ hiện vật trưng bày từ niên đại xa xưa tới hiện đại, chia làm nhiều chủ đề khác nhau như tiền, đồng hồ…


Phòng trưng bày Quốc gia là nơi lưu giữ hơn 2300 tác phẩm hội họa từ năm 1230 đến năm 1900. Phòng lưu giữ quốc gia có tất cả tranh vẽ thuộc những trường phái hội họa Châu Âu và kiệt tác của nhiều nghệ sĩ vĩ đại không chỉ ở Anh mà cả trên toàn thế giới.

Trung tâm trưng bày nghệ thuật Tate Modern cũng là một điểm đến không thể nào quên cho những người đam mê tìm hiểu nghệ thuật. Xây dựng từ một trạm phát điện cũ bên bờ sông Thames, trung tâm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật hoành tráng từ 1900 tới nay, trong đó có tác phẩm của những danh họa đại tài như Dali, Matisse và Picasso.


Tháp London, tháp chuông Big Ben cũng là những điểm đến đáng nhớ của thành phố sương mù này với một quần thể kiến trúc cổ điển, để lại ấn tượng sâu sắc cho những người đặt chân đến Anh.


Đến Cung điện Buckingham, bạn cũng đừng quên dừng lại để xem cảnh duyệt binh giờ đổi gác của những người lính gác hoàng gia trong trang phục đỏ và chiếc mũ đen đặc trưng.


Rời xa những bảo tàng và những công trình cổ kính uy nghiêm, bạn có thể hòa mình vào thiên nhiên với những công viên Hoàng gia rộng lớn ở Anh. Tại London có tới 8 công viên Hoàng gia trong đó có một công viên tại Greenwich, trải rộng trên 5000acre. Vườn hoa Kensington cũng là một địa điểm vui chơi nổi tiếng với những thảm cỏ xanh lấp lánh ánh mặt trời chiếu xuyên qua vòm lá và những bông hoa uất kim hương nở rộ bên cầu. Đây cũng là nơi đặt sân chơi tưởng niệm công nương Diana xứ Wales.

Công viên StJames là công viên Hoàng Gia lớn nhất với hồ nước đầy ngỗng và bồ nông. Công viên Greenwich là di sản thế giới và là nơi cư trú của hươu, cáo và nhiều động vật hoang dã khác.


London là kinh đô của âm nhạc. Bạn có thể nghe thấy một bài hát của Bealtes ở bất cứ đâu, trong ga điện ngầm, trong quán bar hay trên quảng trường. Ở đây, bạn có thể dễ dàng mua được những đĩa nhạc chất lượng cao, một chiếc bật lửa in hình ban nhạc Queen huyền thoại hay bất cứ một nhạc cụ tốt nào.



Với những con nghiện shopping, London là thiên đường mua sắm. Từ những khu thời trang cao cấp như Harrods hay Harvey Nichols nơi bạn có thể tìm thấy tất cả những món đồ thời trang hàng hiệu mới nhất tới những khu vực bình dân hơn như Greenwich, Camden và đặc biệt là khu chợ trời Portobello nơi bạn có thể mua sắm đủ mọi thứ từ đồ cũ tới đồ thủ công và phụ kiện độc đáo.

Cuộc sống về đêm ở London cũng rất hấp dẫn. Có hàng trăm địa chỉ, hàng quán ở London, phục vụ và thỏa mãn mọi nhu cầu ẩm thực của bạn. Bạn nhớ ẩm thực Việt? Bạn hoàn toàn có thể thưởng thức chúng ở những quán ăn Việt Nam mọc lên rất nhiều ở London. Muốn thưởng thức phong cách trà chiều truyền thống ở Anh ư, vậy thì bạn phải “cắn răng” một chút để đến những khách sạn lừng danh như The Ritz hay Claridge.

Sân khấu kịch nghệ là một trong những điểm thu hút độc đáo của London. Tại đây có vô vàn điểm biểu diễn, sân khấu lớn nhỏ, nơi công chiếu cả những tác phẩm kịch cũ và những tác phẩm kinh điển sống mãi với thời gian như Bóng ma nhà hát nhạc kịch hay Billy Elliot.

Nhấm nháp chút rượu mạnh trong một quán bar hay thăm thú ngôi nhà của Sherlock Holmes trên phố Baker cũng là một thú chơi không kém thú vị khi đến với London.

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Hương Vị Mì Xứ Quảng Ăn Một Lần Sẽ Nhớ Mãi

Với người Hà Nội thì có phở, người Huế thì ai cũng biết bún bò. Còn nhắc đến xứ Quảng miền Trung nắng gió thì người ta sẽ nghĩ ngay đến Mì Quảng – một món ăn đã trở thành “thương hiệu” của người dân nơi đây mà những người yêu ẩm thực ai cũng biết đến.

Hiện đại và truyền thống

Nếu bình thường bạn thấy một quán mì Quảng với bếp, thịt, nước lèo khói nghi ngút ngay trước cửa thì Ăn Là Nhớ lại hoàn toàn khác. Với phong cách hiện đại, phù hợp với những người ưa thích sự gọn gàng, nhanh, tiện lợi, Ăn Là Nhớ đã để lại cho những người yêu thích những món ăn đậm chất miền trung những ấn tượng tốt đẹp.

Ăn Là Nhớ mang phong cách hiện đại và trang nhã

Các món chính tại Ăn Là Nhớ là mì Quảng. Sợi mì làm món mì tại đây được bột gạo nên rất dẻo và thơm. Tuy là quán ăn theo kiểu công nghiệp nhưng không vì thế mà hương vị đặc trưng của mì Quảng bị mất đi. Tô mì phía dưới phải là rau sống, búp chuối, thân cây chuối non xắt mỏng, các loại rau thơm; trên đó là một lớp mì hoặc màu trắng của gạo, hoặc màu vàng của nghệ, rồi một lớp thịt, sườn, gà, chả, đậu phộng rang và bánh tráng nướng.

Món ăn mang đậm hương vị của miền Trung

Điều đặc biệt của món mì Quảng là nước lèo. Nước lèo có ngon thì tô mì ăn mới ngon. Nước lèo phải có vị ngọt của xương thịt, tôm, hầm cùng vị ngọt thanh nhẹ của củ cải trắng và một chút sánh màu của sa tế. Ăn Là Nhớ đã đảm bảo được những hương vị đó với các món ăn của mình.

Thực đơn của quán rất phong phú

Với mì Quảng truyền thống thì đa số chỉ có tôm, thịt heo. Nhưng để đổi khẩu vị và làm phong phú thêm khẩu vị của khách hàng, Ăn Là Nhớ đã sáng tạo ra khá nhiều loại trong thực đơn của mình như: mì chả tôm, mì chả cua, mì lòng gà, mì cánh gà…

An toàn thực phẩm

Vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm an toàn luôn được Ăn Là Nhớ đặt lên hàng đầu. Nguyên liệu thịt gà được chọn là loại gà thả vườn và được nuôi bằng thức ăn lúa, được sở y tế kiểm dịch và chứng nhận là gà sạch. Chả cá, chả tôm và chả cua được sở y tế chứng nhận không sử dụng hàn the. Rau sống ăn kèm cũng được chọn lựa kỹ càng, được khử trùng bằng nước ozon. Tất cả các gia vị, nước mắm, nước chấm... đều chỉ được sử dụng trong ngày, và sẽ được thay mới hoàn toàn vào ngày hôm sau. Điều rất thú vị tại Ăn Là Nhớ là các loại ớt bạn thưởng thức ở đây đều là ớt cao sản của Đà Nẵng, được nhập trực tiếp mỗi ngày. Đây là loại ớt đặc sản của miền Trung, không cay gắt nhưng rất thơm khi thưởng thức.

Ngoài việc đảm bảo chất lượng vệ sinh cho thực phẩm chế biến, toàn bộ nhân viên làm việc tại Ăn Là Nhớ luôn được kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 tháng một lần. Chính vì thế mọi vấn đề vệ sinh an toàn cho sức khỏe của khách và nhân viên làm việc luôn được đảm bảo.

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Món Canh Quê Ăn Một Lần Là Nhớ Mãi " Món Canh Lá Lằng"

Món ăn quê nhà. Có thể bạn ăn lần đầu sẽ cảm thấy đắng nhưng càng ăn bạn lại càng cảm thấy thích thú và mắc nghiện.


Tới mùa lá lằng, mẹ tôi lại mua rất nhiều về cắt nhỏ, phơi khô, gói ghém cẩn thận rồi để dành nấu canh trong suốt cả năm trời.

Thường ít ai có thể ăn được canh lá lằng nếu không phải là người bản xứ. “Một lần và mãi mãi” họ vẫn hay nói thế sau lần thưởng thức đầu tiên. Bởi nó rất đắng, đắng từ đầu lưỡi đến cuống họng. Vậy nhưng người dân quê tôi không biết từ bao giờ đã “nghiện” nó mất rồi. Vị đắng ấy tan nhanh và để lại một dư vị khó tả rất dài trong tâm khảm!

Có người bảo rằng, quê mình còn khổ nên còn ăn thứ lá này. Nhưng cũng không hẳn phải thế, nhiều người đi tây đi tàu, họ đâu thiếu thứ gì để ăn nữa, nhưng mỗi lần về quê cũng phải ăn cho được món canh lá lằng. Và đi xa cũng không quên mang theo một bọc, thậm chí cả bì làm quà cho mình. Không ngờ vị đắng của thứ rau ấy lắm lúc lại làm cho người ta phải nhớ nhiều đến thế!

Tôi không biết vì sao người ta gọi loại lá này như vậy và cũng không rõ nó còn có tên gọi nào khác nữa hay không. Chỉ biết rằng ở trên rừng mới có. Nó trông giống lá khoai lang khi đã phơi khô.

Nấu canh lá lằng cũng đơn giản lắm. Vài trái cà chua phi mỡ để tạo màu, dăm con cá trích nướng đảo một lúc cho thấm mỡ và gia vị. Thêm nước nóng đun cho sôi già, rồi bỏ một nắm rau lằng. Ai ăn đắng kém thì đừng dại mà khuấy đũa vào nếu không canh sẽ rất đắng, đắng đến “tụt lưỡi” mới thôi. Mà cứ phải có bộ ba ấy canh mới ngon. Rau lằng phải có cá trích nướng, nếu chỉ có mỗi rau lằng thì món canh cũng vô duyên lắm.

Trong thời buổi bão giá, mâm cơm nhà nào ở quê tôi cũng không thể thiếu tô canh rau lằng. Bởi rau rẻ lắm, một ngàn đồng đã có mấy bó. Cá trích cũng có lẽ là loại cá rẻ nhất mà bà mẹ quê nghèo có thể mua, bỏ vào làn đi chợ của mình. Nhiều người đùa, cô gái nào muốn làm dâu quê tôi thì gắng mà tập ăn canh rau lằng.

Nhìn đứa trẻ ăn sột soạt bát canh một cách ngon lành, nghĩ cuộc đời có ngọt bùi thì cũng có đắng cay, phải chăng có thế thì con người ta mới “sống đậm” như vậy được!

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Các Món Ăn Độc Mà Lạ .Ăn Một Lần Sẽ Nhớ Mãi

Thử một lần đến với Nhà hàng Ẩm thực 93 Serepok , chắc chắn bạn sẽ thích thú với không gian và mô hình mới tại đây.

Các món ăn độc đáo – lạ mắt cùng được phục vụ trong nền nhạc sống chọn lọc hoàn hảo, sau khi no nê cùng bữa ngon với bạn bè, mọi người có thể kéo ra ngoài hát cho nhau nghe, xả stress cuối tuần.

Thực khách đến với nhà hàng Ẩm thực 93 Serepok sẽ nức mũi ngay khi vừa bước vào. Mùi thơm của những chú tôm tươi, những con cá kèo hay ghẹ tẩm ướp gia vị kĩ lưỡng đang được nhân viên nướng lên cứ phả vào mũi bạn, khiến bạn thèm thuồng chỉ muốn gọi ngay các món ăn này. Thực đơn hải sản tại nhà hàng hàng còn rất nhiều món cũng không thể bỏ qua. Riêng các loại ốc thì có ốc nhảy, ốc mỡ, sò dương… được chế biến thành nhiều món khác nhau như nướng, hấp, xào… thoải mái cho mọi sở thích của thực khách.


Thực đơn những món ăn chính như heo, bò, gà hay dê rất đặc biệt như: Bò lúc lắc khoai tây, bò Napoleon, bò nướng mắm nhĩ, bò nướng xiên lụi, sườn heo nướng X.O, sườn heo nướng cocacola, giò heo hầm nấm đông cô, dê nướng riềng mẻ, nướng mè cay, nướng chao… … những món ăn này được tẩm ướp theo công thức đặc biệt của quán, với cách gia giảm gia vị rất khéo léo, để những món ăn không chỉ ngon hơn mà còn trở nên khác biệt mà thực khách khó có thể tìm thấy ở những nhà hàng khác.

Các món ủ muối như sườn non ủ muối, lươn ủ muối, gà ủ muối… không chỉ làm hài lòng các quí ông mà chị em cũng rất mê hương vị chua cay mặn ngọt của nó. Còn nếu cánh mày râu thích những món ăn độc lạ thì những món như bò cạp rang muối, dế chiên nước mắm, chuột đồng nướng muối ớt, rắn hổ hành hầm sả… sẽ làm cho cuộc nhậu của bạn cùng bạn bè, đồng nghiệp sẽ trở nên hấp dẫn và hào hứng hơn.

Đúng như tên gọi, nhà hàng Ẩm thực 93 Serepok với thực đơn vô cùng phong phú và đa dạng, từ hải sản tươi ngon, những món ăn hấp dẫn từ gà, dê, bò, hay những món ăn bổ dưỡng như chim câu, cu đất đến những món ăn rất lạ dành cho các quí ông như bò cạp, dế hay rắn… Tất cả những món ăn tại đây được chế biến cầu kì, hấp dẫn, là điểm hẹn uống không thể bỏ qua cho bạn bè, đồng nghiệp hay gia đình trong những buổi trưa hè hay ngày cuối tuần, cùng không gian ăn uống mát lạnh, chắc chắn sẽ làm hài lòng bạn ngay trong những ngày hè oi ả của Sài Gòn.

Thật tuyệt vời khi được thưởng thức những món ăn ngon trong không gian nhà hàng sang trọng, thoáng mát và được phụ vụ bởi những nhân viên nhiệt tình, thân thiện. Đây cũng là địa điểm ăn uống hấp dẫn cho cơ quan bạn, gia đình hay đơn giản chỉ là một buổi trưa bạn muốn thay đổi không khí với món ăn tươi ngon. Bạn hãy nhanh tay click vào MUA hoặc GỬI TẶNG BẠN BÈ ưu đãi đặc biệt tại Zing Deal để khám phá thực đơn vô cùng hấp dẫn tại Ẩm thực 93 Serepok nhé!

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

Tháp Đồng Hồ Big Ben Của Nước Anh Một Trong Những Kiệt Tác Của Thế Giới.

Công trình đặc biệt nổi tiếng nhất của cung điện Westminster là Tháp Đồng hồ – còn gọi là tháp Big Ben.

Thật ra Big Ben là tên “nick name” của quả chuông treo trong tháp đồng hồ, còn tên gọi chính thức của nó lại là “Quả chuông lớn” (Great Bell). Khách tham quan sẽ được người hướng dẫn trình bày lịch sử của tháp, của quả chuông nổi tiếng và làm thế nào chiếc đồng hồ của tháp lại được mệnh danh là chiếc đồng hồ công cộng chạy chính xác nhất thế giới.


Ngọn tháp sừng sững ở trung tâm thủ đô London - Anh

Tháp này được đưa vào một phần bản thiết kế của Charles Barry cho một tòa lâu đài mới, sau khi Lâu đài Westminster bị hỏa hoạn phá hủy đêm 16 tháng 10 năm 1834. Tháp được thiết kế theo phong cách Victorian Gothic và cao 96,3 m.


Ngọn tháp cao 96,3 m

61 m đầu tiên của kết cấu là tháp đồng hồ, bao gồm gạch xây phủ đá; phần còn lại chiều cao của tháp là cơ cấu hình chóp bằng gang. Móng rộng 15 x 15 m, bê tông dày 3 m, sâu 7 m dưới đất. Trọng lượng tháp 9553 tấn. Bốn mặt đồng hồ cao 55 m trên mặt đất. Do điều kiện nền đất kể từ khi được xây dựng đến nay, tháp hơi nghiêng về phía Tây-Bắc, khoảng 220 mm. Do hiệu ứng nhiệt, tháp lắc lư hướng Đông Tây một chút hàng năm. Hiện tại, Big Ben vẫn là "chiếc đồng hồ bốn mặt có chuông lớn nhất thế giới".

Mỗi mặt của chiếc đồng hồ được đặt vào trong một khối đá hình vuông có cạnh là 7 m, cùng với tổng cộng 576 miếng kính trong suốt, gần giống như kiểu các ô cửa sổ bằng kính có khắc những bức tranh ở nhà thờ Anh thời đó. Xung quanh mặt đồng hồ được khắc những đường viền tạo thành một chiếc khung. Cạnh dưới của khung ở mỗi mặt đồng hồ có khắc dòng chữ Latinh: "Domine salvam fac reginam nostram Victoriam primam" có nghĩa là : "Xin chúa hãy bảo vệ cho nữ hoàng Victoria của chúng con".

Cùng ngắm những hình ảnh đẹp về ngọn Tháp Đồng hồ tuyệt vời này:



















Liên kết


- truyen 18+