sex

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

Bánh Trôi Chay Ai Ăn Rồi Sẽ Nhớ Mãi

Dù chưa đến Tết Hàn thực nhưng cái nóng mùa khô dễ làm người ta nhớ đến bát bánh chay đầu ngõ.

Chẳng cần đợi đến tết mồng 3 tháng 3 (âm lịch), giờ đây món bánh trôi chay đã trở thành một món ăn chơi phổ biến, có thể bắt gặp ở bất kỳ gánh hàng chè nào trên phố.
Bánh trôi

Giờ cái gì cũng sẵn nên hàng chè nào trên phố hầu như cũng có dăm ba loại bánh, nhất là hai thứ bánh trôi và bánh chay. Bánh trôi có nhân mật ngọt lịm, nhưng bánh chay lại quyến rũ người ta bằng vị ngọt mát dịu dàng. Nhấm nháp miếng bánh, vị ngọt mát hòa tan trong miệng mới thấy để làm bánh chay ngon chẳng dễ. Nhào bột gạo nếp, đến khi không thấy bột dính vào tay nữa ấy là bột đã đủ độ dẻo và mịn. Nắm một cục bột nhỏ, vê lại thành viên tròn bằng quả quýt.

Hồi còn nhỏ, được mẹ “giao nhiệm vụ” vê viên bột là điều khiến tôi háo hức lắm. Những viên bột trắng tinh, nằm ngoan ngoãn trên mặt mâm chờ nồi nhân đậu xào hành thơm phức. Đậu xanh rửa sạch, xóc muối và đem đồ cho chín nục. Chừa lại một chút đậu để trang trí, phần còn lại lấy chày giã cho đậu xanh nhuyễn và mịn.
So với những loại bánh có đường, vị ngọt mát của bánh chay dịu dàng quá đỗi!

Nếu làm đơn giản, nhân bánh chay chỉ cần đậu xanh đồ lên. Cầu kỳ hơn, ngoài đậu xanh còn có thêm hành khô. Hành khô bóc vỏ, thái nhỏ và phi với mỡ cho dậy mùi thơm. Sau đó đổ nhân đậu xanh đã chín xào cùng. Nắm đậu xanh thành những nắm nhỏ, chỉ bằng 1/3 viên bột. Cho nhân đậu xanh vào giữa viên bột rồi vê tròn, ấn nhẹ cho bánh hơi bẹt ra.

Khâu này cần một chút khéo léo, bánh hơi bẹt mà nhân vẫn được lớp bột bọc kín để tránh khi luộc bánh dễ bị vỡ. Đun nồi nước sôi già, nhẹ nhàng thả từng viên bánh chay vào, khi thấy nổi lên ấy là bánh đã chín.

Vớt bánh ra, thả chiếc bánh nóng hổi vào chậu nước lạnh đã chuẩn bị sẵn. Dân gian thường dùng cách này cho bánh không bị vỡ, không bị dính vào nhau. “Ba chìm bảy nổi với nước non” mà chiếc bánh vẫn trắng ngần, tròn lẳn, đẹp đến viên mãn.

Một công đoạn chẳng thể thiếu nữa là làm nước bánh chay. Đun nước đường vừa ngọt, cho bột sắn dây (hoặc bột đao) vào cho sánh. Đập một vài lát gừng nhỏ vào cho thơm. Mỗi bát hai ba viên bánh chay, chan nước đường ngập mặt bánh. Rắc vừng rang và đậu xanh lên trên, thêm mấy sợi dừa trắng nạo cho đẹp mắt. Để bát bánh chay thơm, có thể rắc vài giọt tinh dầu chuối hoặc hoa bưởi.

Bánh chay ngọt nhưng lại thanh mát, không ngấy, có vị bùi của nhân đậu xanh. Có thể ăn nóng hoặc khi trời lạnh đều hợp.

Bánh chay ăn kèm xôi nếp lại càng thú vị, ngoài vị ngọt mát còn có cả dẻo quánh của xôi, ăn một bát đã thấy lưng lửng bụng. Nhâm nhi miếng bánh chay ngọt mát trong miệng, thầm nhận ra đó là chắt chiu của bao nhiêu nắng gió, sớm khuya tảo tần…

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Canh Bầu Nấu Hến Món Ăn Mát Vào Mùa Hè Ăn Một Lần Là Nhớ

Giữa trưa nóng của mùa hè, được xì xụp bát canh bầu nấu hến thật là mát ruột. Dân dã và dễ ăn vô cùng.

Mỗi khi mùa hè về, canh hến là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Thật nhiều thứ canh: canh hến mùng tơi, canh hến rau đay, canh hến nấu khế, nấu với cà chua… nhưng trong đó canh hến nấu bầu được ưa thích hơn cả. Ruột hến xào có thể để riêng, ăn chan với canh. Cũng có thể đổ vào nấu luôn cùng nước canh bầu.

Cách nào cũng có vị hấp dẫn riêng. Lại có thêm vài quả cà pháo giòn tan ăn kèm thật là dễ ăn, mát lòng biết mấy!

Tô canh bầu nấu hến ngọt mát giải nhiệt mùa hè

Làm món canh bầu nấu hến không khó chút nào, nhưng đòi hỏi người ta sự kiên nhẫn. Hến sông chọn lấy vài ba cân, đổ vào chậu ngâm nước cho con hến há miệng ra, nhả hết bùn đất. Dân gian còn dùng cách này để loại bỏ những con hến đã chết do hến chết sẽ nổi bềnh trên mặt nước. Hến sông là loại hến được các bà nội trợ tìm mua nhiều hơn cả. Nếu chợ không còn hến, ta có thể thay bằng trai hay trùng trục. Nhưng hến sông ngon hơn cả vì thịt hến ngọt và đẫy con.

Ngâm hến trong nước 3-4 giờ có thể vớt ra, rửa sạch bắc nồi luộc. Thả hến vào nồi, chế thêm một chút nước lạnh chứ không dùng luôn nước sôi vì độ nóng đột ngột sẽ khiến con hến “câm” không mở miệng.

Đun với lửa vừa phải, không quá to để nước cốt hến không bị trào ra khỏi miệng nồi. Lấy đũa đảo đều và thả vài hạt muối vào khi hến sôi. Đảo đũa thấy hến róc vỏ, mở miệng hoàn toàn ấy là hến đã chín.

Không nên để hến sôi quá lâu để thịt hến không bị dai và giữ được vị ngọt đặc trưng. Sau đó vớt hến ra đãi lấy thịt, bỏ vỏ. Đây có lẽ là công đoạn gian nan nhất để nấu xong một nồi canh hến ngọt mát đãi gia đình.

Đãi hến cần chút tỉ mỉ để nhặt nhạnh thêm những con hến còn sót lại, cần kiên nhẫn và khéo léo để làm sao chỉ vài động tác khỏa bàn tay, xoay tròn theo chiều kim đồng hồ vài vòng là gần như tất cả ruột hến rời ra khỏi vỏ.

Đãi xong rửa sạch ruột hến, để ráo. Nước cốt nấu hến để lắng cặn, chắt lấy phần nước trong làm nước nấu canh. Bắc lên bếp đun lại cho nước canh sôi già. Bầu chọn quả thon dài, vỏ xanh lốm đốm trắng. Đó là loại bầu sao. Dân ta có câu: “Bầu sao nấu nước ao cũng ngọt”, ý muốn nói bầu sao ngon hơn bầu trắng và bầu nậm, nấu với hến thì rất hợp.

Thả bầu đã băm hoặc thái chỉ vào nồi canh hến, chỉ chờ sôi lăn tăn là thả hành hoa, thì là thái khúc vào cho dậy mùi thơm rồi bắc ra ngay, hé vung để nguội.

Công đoạn cuối cùng để có một bữa cơm ngon miệng là xào ruột hến. Đun sôi mỡ, phi hành thơm dậy lên rồi đổ ruột hến vào xào. Cho đến khi thấy con hến săn lại, nổ lách tách trong chảo thì nêm nếm nước mắm ngọt đậm đà.

Ngay từ ngụm canh đầu tiên, vị nước canh hến nấu bầu thật ngọt mát, trong lành mới hấp dẫn làm sao!

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Ba Món Ăn Ngon Cung Cấp Nhiều Chất Dinh Dữơng Làm Một Lần Là Nhớ

Thực đơn dinh dưỡng đầu tuần này có ưu điểm là lượng lipit thấp. Nhưng protein hơi nhỉnh một chút. Tuy nhiên do là thực đơn để bồi dưỡng sau một tuần làm việc nên chấp nhận được.

1. Cá mú chiên lá chanh

Nguyên liệu (1 phần ăn): Philê cá mú: 100g; muối: 1/4 muỗng càphê; bột nêm: 1/2 muỗng càphê; lá chanh: 3 lá; thơm: 20g.

Chế biến và trình bày: Philê cá mú rửa sạch, để ráo. Lá chanh thái chỉ. Ướp muối, bột nêm, lá chanh vào cá để 15 phút cho thấm. Chiên cá vàng đều hai mặt. Nước mắm pha cho thơm băm vào, nêm lại vừa ăn. Cá chiên ăn với nước mắm thơm và cơm trắng.

2. Tôm xào húng quế

Nguyên liệu (1 phần ăn): Tôm sú: 80g; ớt chuông vàng, đỏ: mỗi thứ 1/2 trái (40g mỗi loại); hành tây: 1củ 50g; rau quế: 20g; bông hẹ: 9 cọng; nước tương: 50ml; nước: 20ml; đường: 1 muỗng càphê.

Chế biến và trình bày: Tôm lột vỏ chừa đuôi, bỏ đầu, ướp với chút muối tiêu. Hành tây, ớt chuông cắt miếng, rau quế lấy lá. Xào tôm vừa săn. Cho hành tây, ớt vào xào với tôm, cho rau quế vào. Trong khi xào, xịt hỗn hợp nước tương, nước và đường vào đều đặn để hỗn hợp rút dần vào các nguyên liệu đến lúc vừa hết nước tương pha là vừa. Cho đồ xào ra dĩa trang trí bằng rau quế và bông hẹ.

3. Bắp hầm sườn non

Nguyên liệu (1 phần ăn): Sườn non heo: 50g; bắp: 1/2 trái cắt khoanh; củ năng đã gọt vỏ: 30g; càrốt: 1/4 củ cắt miếng (30g); muối: 1/4 muỗng càphê; đường: 1/4 muỗng càphê; bột nêm: 1/2 muỗng càphê.

Chế biến và trình bày: Sườn non heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, cho vào nồi nấu với lửa lớn. Sau khi để sôi khoảng 15 phút hớt bọt hạ lửa nấu liu riu. Cho càrốt, củ năng, bắp nấu cho đến khi thịt mềm. Nêm gia vị vừa ăn. Múc canh ra thố cá nhân, trang trí ngò, tiêu lên mặt.

Bữa ăn cung cấp:

818kCal. Trong đó lượng protein: 49,3g, lipit: 18,2g; gluxit: 109g, chất xơ: 3,67g; canxi: 258,9mg, sắt: 7,5mg, vitamin A: 14,6µg; ß caroten: 5574µg; vitamin C 31,1mg

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Bánh Bao Chỉ Là Một Loại Bánh Của Ngứơi Hoa Ngon Lạ Ăn Sẽ Nhớ Mãi

Bánh bao chỉ là món bánh của người Hoa với tên gọi là “mà chỉ”, có nghĩa là hạt mè (vừng). Bánh làm bằng bột nếp với bốn loại nhân mè đen, dừa, đậu xanh, đậu phộng.

Với âm gọi và hình dáng bánh tròn màu trắng cũng giống như cái bánh bao nên nó được gọi theo tiếng Việt là “bánh bao chỉ” để phân biệt với bánh bao bột mì. Cái tên bánh bao chỉ có lẽ xuất xứ từ tên gọi chệch của “mà chỉ” mà thành.

Món bình dân xưa

Cách đây vài chục năm, ở Sài Gòn chưa có các cửa hiệu bán bánh mì, bánh tươi, bánh kem đủ gu Âu, Á với quy mô rộng lớn và đa dạng như bây giờ. Rải rác trong thành phố người ta hay bày bán bánh nướng gu Việt như bánh gai, bánh men, bánh lỗ tai heo, bánh lạt… cân theo kilô. Còn bánh tươi như bánh bao, bánh bò, bánh tiêu, bánh bao chỉ… lại là độc quyền của người Hoa khu Chợ Lớn. Cứ đến buổi chiều là họ bày một gian hàng bán đủ các loại bánh vừa kể, cạnh bên là một cái chảo dầu to tướng để chiên bánh tiêu, bánh tiêu đường, giò chéo quảy…

Trong nhóm bánh trên thì bánh bao chỉ được ưu tiên hơn, nó hay được chở trên xe đạp để bán dạo từ sáng sớm. Cái bánh bao chỉ ngày xưa trong ký ức của nhiều người gắn liền với hình ảnh ông già người Hoa chạy xe đạp, phía sau là cái tủ kiếng đựng bánh bao với giọng rao lơ lớ: “Bánh bao chỉ đây!”
Từ đó bánh bao chỉ có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm trong thành phố. Rồi tiếng rao bánh bao chỉ đã thưa dần theo năm tháng với số tuổi chất chồng của những ông già bán bánh. Khoảng năm, bảy năm trở lại đây hoạ hoằn lắm mới thấy một xe bán bánh bao chỉ. Thậm chí người ta còn thấy tương lai của món bánh ăn chơi, ăn lỡ bữa này sẽ biến mất khỏi thực đơn ăn vặt của người Sài Gòn.

Bánh bao chỉ lên đời
Trong khi bánh bao chỉ bình dân đang khắc khoải với số phận của mình thì một vài năm trở lại đây trong những khách sạn 5 sao, nhà hàng chuyên bán ăn sáng với những món điểm tâm (dimsum) kiểu Hong Kong, bánh bao chỉ lại xuất hiện theo một cách khác, mới lạ hơn. Bánh bao chỉ trong các nhà hàng được xem như món tráng miệng sau những bữa ăn chính hoặc là món ngọt cuối bữa điểm tâm.
Bánh được làm nhỏ khoảng phân nửa so với bánh bao chỉ bình dân, ngoài các loại nhân như kể trên, bánh còn được chế biến bằng nhiều loại nhân cao cấp hơn như sầu riêng, hạt sen hoặc có nơi còn làm bánh bao chỉ trà xanh. Nếu bánh bao chỉ bình dân vỏ bánh được làm bằng bột nếp bình thường, thì trong nhà hàng vỏ bánh được nhồi với sữa tươi, nước cốt dừa, lá dứa hoặc trà xanh để tăng hương thơm vị béo.
Cái bánh bao chỉ truyền thống được phủ ngoài bởi lớp bột khô, còn trong nhà hàng thì lớp áo ngoài của bánh là những cọng dừa nạo trắng tinh. Từng cái bánh được đặt vào trong những chén giấy con con, chưa ăn đã thấy hấp dẫn, bắt mắt.

Cơ hội mới

Dạo gần đây, trên khắp các ngả đường trong thành phố, bánh bao chỉ đã xuất hiện trở lại. Trong phạm vi bài tạm thời chưa đề cập đến vấn đề chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Sự trở lại của bánh bao chỉ lần này có hệ thống phân phối chuyên nghiệp, bài bản hơn. Cũng tủ kính bên trong chất đầy bánh, bên ngoài luôn tăng cường thêm bảng hiệu màu xanh phản quang. Hiện có hai loại bảng hiệu là “Ngon ơi là ngon” và “Ngon thật là ngon”. Bánh bán tại các điểm dọc đường có hai loại nhân là dừa và đậu phộng, giá 3.000đ/cái.
Chị Thuỷ, bán bánh trên đường Nguyễn Đình Chiểu cho biết, chị lấy bánh qua một người giao mối, còn nguồn gốc bánh ở đâu là “bí mật”. Lúc mới ra bán, mỗi ngày chị bán được 700 cái bánh. Bây giờ nhiều người ra bán cạnh tranh nên chị chỉ bán được từ 150 – 200 cái bánh mỗi ngày. Giá bánh rẻ nên ai cũng mua được, gọn gàng, bày hàng khắp nơi, thuận tiện cho người mua lẫn bán.
Bánh bao chỉ, món ăn bình dân đã có từ lâu đời đang bị nguy cơ mai một. Nhưng bây giờ nó lại xuất hiện như một cơ hội kinh doanh mới, thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo cho những người biết nắm bắt thời cơ, vươn đến thành công giữa một thành phố năng động hàng đầu trong cả nước.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Những Hương Vị Của Bánh Đúc Hà Nội Ai Ăn Rồi Sẽ Nhớ Mãi

Bánh đúc vốn dễ tính, ăn nóng cũng ngon mà ăn nguội cũng không vấn đề gì. Chỉ có điều, cách làm bánh mỗi nơi mỗi khác. Bánh đúc Hà Nội thì có vẻ hơi cầu kỳ, nhiều tiểu tiết.

Ở khắp ba miền, hầu như vùng nào cũng có bánh đúc nhưng tên gọi và cách chế biến đôi khi có khác. Bằng chứng là có nhiều loại bánh đúc với nhiều tên gọi khác nhau: như bánh đúc lạc, bánh đúc bột năng, bánh đúc mặn, bánh đúc ngô, bánh đúc nộm, bánh đúc mỡ hành, bánh đúc nước cốt dừa, bánh đúc hến, bánh đúc riêu cua…

Hà Nội những ngày se se lạnh mà được thưởng thức một bát bánh đúc thịt nóng ở phố Lê Ngọc Hân thì khỏi phải bàn, cứ gọi là khoái khẩu. Ở ngõ Xã Đàn II hay chợ Đồng Xuân cũng có hàng bánh đúc ngon đáo để, khách gửi xe một góc rồi ngồi xổm trong chợ mà bốc bánh cũng thú lắm. Bánh đúc có thịt băm, mộc nhĩ nhưng cũng có người chỉ thích loại bánh đúc lạc chấm tương dân dã. Mỗi loại một cách làm và đem lại hương vị riêng, rất lạ.

Bánh đúc lạc

Ngõ nhỏ, phố nhỏ… quán tôi ở đó

Phố Lê Ngọc Hân – một con phố khá nổi tiếng ở Hà Nội bởi có hàng bánh đúc thịt vừa ngon vừa rẻ. Quán nằm trong ngõ, không chỉ có bánh đúc rất ngon mà còn có bún ốc, phở xào… ngon không kém. Giá rất rẻ, khoảng 7 – 10 nghìn/ bát bánh đúc. Ngày trước giá chỉ có 5 nghìn đồng/ bát thôi. Cứ chiều sớm là đông khách rồi. Quán chỉ có mấy cái ghế nhỏ, không có ghế thì bưng bát đứng hay ngồi xổm mà ăn.
Bánh đúc nóng với thịt băm
Thời còn đi học, chúng tôi vẫn truyền nhau câu này: “Ăn đến moi trôi đến họng”, ý nói bánh đúc ở đây vừa trắng, vừa mịn, vừa mềm lại mát nữa. Hoặc giả trong dân gian có câu truyền: “Ai đời bánh đúc có xương…” là cũng bởi lý do này, ăn vào là cứ trơn tuột. Bánh đúc ở đây có thịt băm trộn mộc nhĩ, hành… nêm rất vừa, nóng sốt, cộng với mì thơm của hành phi thì ngon phải biết. Khách quen của quán còn đòi bằng được ăn cháy bánh đúc cuối nồi. Hôm nào đến muộn là hết sạch, cứ tiếc ngẩn tiếc ngơ.

Có lần tôi đánh bạo hỏi bí quyết làm bánh của bà chủ. Cứ tưởng sẽ bị bà “quạt cho một trận” vì dám động đến nghề gia truyền nhà bà, ấy vậy mà bà vui vẻ kể cho hết. Từ cách xay gạo, ngâm gạo, đến nêm gia vị sao cho vừa. Về nhà mấy đứa hí hửng làm theo. Cũng công thức chế biến ấy, cung phi hành thơm như ai, nhưng bánh nhão nhoét, đắng ngắt.

Hà Nội còn có nhiều nơi bán bánh đúc thịt, bánh đúc lạc khá nổi tiếng như ở ngõ Xã Đàn II, hay chợ Đồng Xuân cũng có một hàng ngon. Xa hơn một chút thì tìm trong các chợ ngoại thành như chợ Thanh Trì, chợ xã Đại Mỗ, Đông Anh…Thi thoảng vào các nhà hàng sang trọng tôi cũng thấy thực đơn ghi có bánh đúc, cái món bánh dân dã này mà ngồi ăn trong phòng điều hòa thì không đúng kiểu nên tôi không gọi.
Bánh đúc nộm

Lửu liu riu…

Ở xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm có một hàng bánh đúc lạc rất ngon, chỉ bán một lúc buổi sáng là hết sạch. Bánh được đúc theo hình chiếc đĩa trong tròn, dẹt dẹt. Mỗi lần có khách chị chủ hàng lấy bánh cắt ra từng miếng nhỏ, trắng phau ăn rất vừa miệng. Bánh của chị ăn rền, chắc, không nồng. Có hôm tôi xin chị mấy sợi dừa nạo rắc lên bánh ăn thơm, ngậy lại mát.

Bí quyết để làm được bánh đúc ăn rền mà chắc cũng không cầu kỳ lắm. Gạo ngon ngâm kỹ từ hôm trước, nước vôi phải trong. Chị hay lấy thứ nước vôi được ngâm từ năm trước. Khâu pha nước vôi là quan trọng nhất trong cả công đoạn làm bánh, chỉ xuê xoa một chút là cả nồi bánh đúc coi như bỏ. Khi đun phải quấy bánh thật đều tay nếu không sẽ bị vón cục ngay.
Lửa chỉ để liu riu thì bánh mới chín đều và không bị khê, lúc đánh lên thả xuống bánh phải chảy như tơ mới được. Rồi tới lúc gần được thì phải khoanh lửa lại, om tro một lúc rồi đổ dừa vào. Khi bánh gần đổ ra khuôn thì đánh lạc đã rang chín. Khuôn đổ bánh đúc có thể là mâm nhôm hay mẹt sâu, nhưng bánh để bán thì thường là khuôn nhỏ hình chiếc đĩa hoặc cái bát tô. Nhiều người thích ăn bánh đúc với nước tương, cũng có người bẻ bánh ra rồi chấm tương cũng thú.
Bánh đúc lạc, cắt miếng chấm tương

Thỉnh thoảng có khách ghé chơi nhà, nhiều người vẫn hay chạy ra chợ sớm mua mấy khoanh bánh đúc lạc, không quên lấy một bát tương con con điểm thêm vài lát ớt cho thêm vị. Người Hà Nội coi bánh đúc như một thứ ăn chơi, thơm thảo nhưng cũng không kém phần khó tính. Vì thế dù là món ăn đơn giản nhưng lắm lúc cũng phải cầu kỳ một chút cho ra bài ra bản.

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Cách Làm Ba Món Ăn Từ Hải Sản Dễ Làm Ăn Một Lần Là Nhớ

Với chút sáng tạo và tí ngẫu hứng bạn có thể làm mới những nguyên liệu hải sản bằng các món nhanh chóng đơn giản nhưng cũng khá lạ mắt, lạ miệng.

Gỏi mực nhồi bánh ống

Nguyên liệu:

200g mực lá, 1/2 củ hành tây, 50g hành tím, 1 ít lá húng quế, 50g cần tây, 20g bột thính (đậu nành), 1 ít mè rang, 1 xấp bánh pía, dầu để chiên.

- Nước trộn gỏi: 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa súp đường, 1 thìa súp nước cốt tắc, 1 thìa súp mayonnaise, trộn đều.

Thực hiện:

Mực làm sạch, xắt hạt lựu, trụng chín, vớt ra. Hành tây, hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.

Trộn tất cả các nguyên liệu trên lại với nhau, cho thính, mè rang và nước xốt vào, trộn đều.

Lấy miếng bánh pía, cuộn vào một thanh tròn để tạo thành ống (giống như cuốn chả giò), cho vào chảo dầu chiên vàng, lấy ra, rút bánh khỏi ống. Để bánh nguội một chút, cho mực đã trộn vào nhồi đầy, dùng ngay.

Sò điệp đút lò

Nguyên liệu:

300g sò điệp tươi, 1 lòng đỏ trứng gà, 1/2 củ hành tây, 1 thìa súp tương ớt, 1 thìa cà phê hạt nêm.

Thực hiện:

Sò điệp tách lấy cồi, giữ lại phần mai. Trụng sơ cồi sò điệp để mất mùi tanh. Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn. Đánh tan lòng đỏ trứng gà với tương ớt, cho hành tây vào, nêm hạt nêm vừa ăn.

Cho cồi sò điệp vào mai, rưới hỗn hợp trứng gà lên, mang đút lò ở nhiệt độ 150 độ C khoảng 3 phút là được.

Lấy ra, đặt vào đĩa hoặc lá chuối, dùng nóng.

Cơm cháy bách hoa

Nguyên liệu:

200g nạc cá thác lác, 150g tôm sú, 1 lòng trắng trứng gà, 2 miếng cơm cháy, thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê hạt nêm, dầu để chiên.

Thực hiện:

Cho muối, đường, hạt nêm vào cá thác lác, quết nhuyễn, mịn.

Tôm sú lột vỏ, chẻ lưng, để nguyên con.

Cắt cơm cháy thành từng miếng vuông vừa phải, cho vào chảo dầu chiên giòn, để nguội. Sau đó, thoa 1 lớp lòng trắng trứng lên cơm, tiếp tục cho nạc cá thác lác lên, ém chặt. Nhúng tôm qua lòng trắng trứng, cho lên miếng cá thác lác (có thể giữ bằng tăm ghim), đem chiên vàng, vớt ra để lên giấy thấm dầu. Cho ra đĩa, dùng ngay.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Món Ăn Ngon Từ Cá Chạch Ăn Một Lần Là Nhớ

Cá chạch làm được nhiều món ngon, trong đó món cá chạch kho nghệ tuy đơn giản, bình dân nhưng lạ miệng.
Cá chạch thường bằng ngón chân cái, mình dẹp, đầu nhọn, dài khoảng 20cm đến 30cm, sống dưới lớp đất phù sa dày hai, ba tấc. Cá chạch ăn các sinh vật phù du có trong đất hoặc bọt nước.
Ruột cá chạch thường rất sạch nên người ta không mổ ra như các loại cá khác. Rửa cá chạch bằng nước phèn chua cho sạch, để trong rổ thưa cho ráo nước và sắp vào thau, dĩa. Ướp muối, đường, bột ngọt và ớt băm nhỏ trộn đều cho thấm.
Rau sống gồm: chuối chát, khế chua, đọt cóc, ngò gai, mù ôm, cà chua, dưa cải rửa sạch.
Cá được bắc lên ơ đất, đổ một trái dừa tươi kho liu riu. Để lửa đều chừng hai mươi phút là cá chín. Lúc nước vừa chớm sôi, cho chừng một muỗng càphê bột nghệ vào (nếu có nghệ nhà mài ra sử dụng thì rất tốt). Cá chạch múc ra tô, dĩa, có thể vắt vào một miếng chanh cho dịu.
Món cá chạch kho nghệ ăn với cơm gạo mới thật tuyệt vời. Thịt cá béo, mùi cá thơm lựng. Sau khi thưởng thức, chắc rằng bạn sẽ có ấn tượng về món ăn dân dã, dễ làm nhưng không kém phần hấp dẫn và yêu mến thêm vùng đất cù lao mênh mang sông nước của đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Đặc Sản Miền Tây Lẩu Cá Bông Lau Ăn Rồi Sẽ Nhớ Mãi

Sài Gòn có “đủ mặt anh hào” lẩu: lẩu rắn, lẩu thập cẩm, lẩu Thái, lẩu hải sản, lẩu đuôi bò,… và vô số các loại lẩu chế biến từ cá.
Một trong những món lẩu được dân sành ăn ưa thích là lẩu cá bông lau ngọt thanh.
Lẩu cá bông lau là "sản phẩm" của miền Tây Nam bộ, quê hương của các loài tôm cá và những lọai rau đồng đất.
Lẩu cá bông lau

Lẩu cá bông lau hấp dẫn nhờ vị ngọt rất thanh đậm hương trời đất của miền sông nước. Thịt cá chắc, không tanh, khi thấm vị chua của me, vị ngọt của nước dừa tươi lại càng thêm đặc sắc.

Ăn lẩu cá bông lau mà thiếu các lọai rau của miền sông nước thì xem như nồi lẩu mất đi đến 80% giá trị. Dân miền Tây thật “khôn” khi tận dụng tất cả tinh túy của thiên nhiên cho món ăn của mình. Các loại rau dùng với lẩu cá bông lau có nguồn gốc từ đồng đất quê nhà: bông so đũa trắng và hồng tím, bông súng, rau đắng, vòi voi, bông điên điển, bắp chuối bào, rau dừa nước…

Bông so đũa và điên điển, những lọai rau đặc trưng miền Tây Nam bộ

Lẩu cá bông lau có màu nước trong hơi ánh vàng của me, ngọt thanh vị cá và dừa tươi, hơi chua nhẹ nhưng không gắt. Quây quần bên bàn ăn với lẩu cá nghi ngút khói, dĩa bún trắng tươi, dĩa rau xanh mát màu dừa nước, vàng bông điên điển bên so đũa trắng, hồng… bữa ăn cuối tuần của gia đình thêm hương vị mới với cảm giác đang cùng lênh đênh ngắm cảnh và người trên sông nước Cửu Long.

- truyen 18+