sex

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Bún Chả Cá Quy Nhơn Hương Vị Lạ Ngon Mà Ăn Rồi Sẽ Nhớ Mãi

Cái vị của một tô bún chả cá Quy Nhơn sẽ khác bún chả cá Nha Trang. Và thật khập khiễng khi đưa ra phép so sánh, bởi chung quy, tất cả hương vị ấy, dù khác nhau nhưng đều đưa về một tính từ: Ngon!

Trong nền ẩm thực phong phú và đa dạng của Việt Nam, bún chả cá lặng lẽ hơn nhiều so với phở, bún bò, hủ tiếu… Cái bình lặng ấy dường như thích hợp với tính cách con người miền đất biển, giàu cái tình, chịu thương chịu khó và rất khiêm nhường. Nhưng nếu một lần thưởng thức tô bún chả cá, dù là bún chả Quy Nhơn hay bún chả Nha Trang, người ăn đều ngỡ ngàng nhận ra, đằng sau sự khiêm nhường và bình lặng ấy là cả những nồng nàn của vị biển, của cái tâm người nấu chắt chiu trong từng tô bún.

Bún chả cá có nguồn gốc từ miền Trung, nhưng bất cứ ai cũng có thể tự nấu cho mình và gia đình những nồi bún chả thơm ngon, vì cách nấu bún chả cá đơn giản, không cầu kỳ như những món ăn khác. Đến mỗi miền lại có một dị bản về cách chế biến, bởi nguyên liệu và các thưởng thức mỗi nơi mỗi khác. Tuy nhiên, nếu được chế biến đúng nguyên liệu và công thức của xứ bản địa thì mới đúng điệu. Thế nên mới có cái gọi là “đặc sản”.

Một tô bún chả cá ngon phải là sự kết hợp hài hoà giữa chả cá, sợi bún, nước dùng và nước chấm. Muốn làm được một tô bún mà khi ăn, ai cũng tấm tắc khen, người nấu phải có bí quyết riêng trong từng công đoạn.

Đầu tiên phải kể đến là khâu làm chả. Cá dùng làm chả khá đa dạng: cá chuồn, cá nhồng, cá mối, cá cháy, cá rựa… Mỗi loại cá có vị đặc trưng riêng, nhưng ngon nhất vẫn là chả cá được làm từ cá thu, mà phải là cá thu tươi thì mới cảm nhận hết hương vị biển xanh trong từng miếng chả. Cá thu được làm sạch, nạo lấy phần thịt trắng, trộn chung với tỏi, đường, hạt tiêu, muối sao cho thật dậy mùi.

Đặc biệt, tiêu ở đây phải là tiêu sọ để khi thưởng thức miếng chả, người ăn mới cảm nhận được vị cay nồng đầy kích thích nơi đầu lưỡi. Bí quyết của những người làm chả ngon là thêm vào hỗn hợp thịt cá một ít hành lá, thìa là bằm nhuyễn để tạo nên vị thơm cho chả. Thịt cá sau khi được trộn đều với gia vị, được quyết từng tí một. Khi quết, cần thật liền tay để gia vị thấm đều vào thịt cá, tạo nên bánh chả nhuyễn, mịn.

Trong các nhà hàng, quán bún chả, do nấu cho số lượng người ăn đông, nên người ta thường dùng máy để xay nhuyễn thịt cá. Nhưng ngon nhất vẫn là những miếng bánh chả được quết trong cối đá, vừa dai, vừa dậy mùi thơm từ thịt cá, từ tiêu sọ, kích thích vị giác của chính cả người đầu bếp.

Thịt cá sau khi quết nhuyễn được đánh thành bánh chả (hình tròn) hoặc cây chả (hình trụ dài), tùy theo thói quen thưởng thức của mỗi người. Cho một ít dầu ăn thấm vào lòng bàn tay và bắt đầu nặn bánh chả. Động tác làm phải khéo, vừa nhanh, vừa đều để miếng bánh chả tròn, láng mịn với độ dày vừa phải. Bánh chả làm xong được chiên hoặc hấp tùy sở thích của người ăn. Nhiều người thích ăn chả chiên để cảm nhận vị giòn giòn của lớp bì, vị ngọt dai của lớp thịt trong. Một số người khác thì lại thích ăn chả hấp, ít dầu mỡ, lại có dịp thưởng thức thêm lớp trứng tráng mỏng, vàng ươm trên bề mặt. Nhưng ngon nhất vẫn là sự kết hợp của hai loại chả trong cùng một tô bún.

Quan trọng không kém phải nói đến nước dùng. Nước dùng được nấu từ xương và đầu cá thu, tạo vị ngọt tự nhiên và không tanh. Theo nhiều người dân xứ biển, để nước dùng trong, phải chờ nước thật sôi mới thả xương cá vào, thêm vài củ hành tím đã nướng sơ qua lửa để tạo mùi thơm. Gia vị nêm gồm có bột nêm, muối và một chút đường phèn để tạo vị ngọt thanh. Cuối cùng cho hạt màu và hành phi thơm phức vào, tạo nên một nồi nước dùng vừa nóng, vừa ngọt, vừa thơm, màu sắc lại hấp dẫn.

Ăn kèm với chả cá có khá nhiều loại nước chấm, nhưng thông dụng nhất vẫn là nước mắm chua ngọt. Nước mắm cá cơm hào tan với đường và ớt tươi xay nhuyễn. Khi ăn, vắt thêm miếng chanh vào để cảm nhận hết sự hài hoà giữa thiên nhiên, đất trời.

Đến vùng đất biển, không có gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức gió biển lạnh mát cùng với một tô bún nóng, ăn kèm với giá sống, hành lá cắt khúc, tỉa hoa, gừng non, rau thơm, xà lách thái sợi, rau kinh giới, thêm chút ớt tươi và vắt thêm miếng chanh. Sự hoà quyện giữ vị ngọt đậm đà của nước dùng, cái dai dai trong từng miếng chả kết hợp với vị chua ngọt của nước chấm, chắc chắn đem lại cho người thưởng thức những hương vị tinh túy nhất của miền đất biển. Đôi lúc xuýt xoa vì cắn phải hạt tiêu thơm, nhưng, thế mới là ăn bún chả!

Bún chả cá trở thành món ăn quen thuộc của người dân xứ biển, mỗi vùng có cách nấu, cách cảm nhận đặc trưng. Cái vị của một tô bún chả cá Quy Nhơn sẽ khác bún chả cá Nha Trang. Và thật khập khiễng khi đưa ra phép so sánh, bởi chung quy, tất cả hương vị ấy, dù khác nhau nhưng đều đưa về một tính từ: “ngon”! Đôi lúc giữa Sài thành nhộn nhịp, nhớ biết bao hương vị mằn mặn của gió biển, nhớ biết bao cái quán nhỏ gần bãi biển, đông đúc người ra, kẻ vào. Nhớ cả tiếng gọi rộn ràng của một tốp bạn ríu rít “Dì Tư ơi, 5 tô bún chả nhé!”…

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Bốn Món Ăn Làm Từ Mực Ống Ngon Và Làm Một Lần Là Nhớ

Mực là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất, có thể chế biến thành những món ăn ngon miệng. Bạn hãy thử chế biến mực theo cách xào chua ngọt hay nhồi thịt rán…
Mực nhồi thịt rán

Nguyên liệu:

400g mực ống; 200g thịt nạc vai; 20g nấm hương; 150g bột mỳ; 1 quả trứng gà; sốt chua ngọt; gừng, tỏi, hành, rau thìa là; bột canh, hạt nêm, dầu rán vừa đủ.

Cách làm:

Mực sơ chế sạch, thấm khô, ướp gia vị vừa đủ. Thịt, nấm hương băm nhỏ; Hành, tỏi, gừng băm nhỏ, chiên vàng.

Trộn thịt cùng hành, tỏi, gừng, nấm và thìa là, sau đó quyện dẻo. Nhồi hỗn hợp thịt vào mực, hấp chín qua, để nguội, nhúng vào trứng lăn qua bột mỳ rồi chiên vàng, để nguội, thái khúc. Ăn kèm sốt chua ngọt.

Mực viên tuyết hoa

Nguyên liệu:

300g mực ống tươi; 1 cái bánh mỳ gối; 150g giò sống; 1 mớ rau thì là; hành, gừng, tỏi; bột canh, hạt nêm, dầu rán vừa đủ.

Cách làm:

Mực sơ chế sạch, thái nhỏ (hoặc xay nhuyễn), trộn mực cùng với giò sống, hành tỏi, gừng, thìa là. Nêm gia vị vừa ăn. Chia đều thành từng viên (25g mỗi viên) vo tròn lại.

Bánh mỳ bỏ vỏ lấy ruột, thái hạt lựu nhỏ, nhúng từng viên mực vào ruột bánh mỳ cho bám đều, rán chín vàng (rán 2 lần). Chấm với sốt chua ngọt, hoặc mắm, chanh, ớt.

Mực xào chua ngọt

Nguyên liệu:

300g mực ống tươi; 200g hành tây; 100g ớt xanh, đỏ Đà Lạt; 100g carrot; 1 mớ thì là; 30g tỏi khô; sốt chua ngọt; bột canh, hạt nêm; gừng, dầu rán vừa đủ.

Cách làm:

Mực sơ chế sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp gừng, gia vị vừa đủ. Rau các loại sơ chế sạch, cắt miếng vừa ăn.

Phi thơm 1/2 tỏi băm, xào mực cho săn, để riêng. Phi thơm tỏi còn lại, xào các loại rau rồi cho sốt chua ngọt vào đảo, sau cùng cho mực vào đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Bày ra đĩa, trang trí đẹp, ăn nóng.

Mực chiên hoa cúc

Nguyên liệu:

500g mực ống; 1 mớ rau thìa là; 150g bột mỳ; 50g bột đao; 1 quả trứng gà; dầu rán, gia vị, hạt nêm, muối, đường, chanh, ớt vừa đủ.

Cách làm:

Mực sơ chế sạch, thấm khô, cắt khoanh dài 5-6 cm, sau đó, dùng kéo cắt dọc theo thân mực dài 4cm. Ướp mực với gia vị, gừng vừa đủ.

Bột mỳ, bột đao trộn đều, nhúng mực vào trứng lăn qua bột, chiên vàng giòn. Bày ra đĩa ăn kèm với nước sốt, hoặc nước mắm, chanh, ớt và thìa là.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Thử Món Thịt Ba Chỉ Cuốn Gan, Làm Một Lần Là Nhớ

Đây là món nướng ngon tuyệt thích hợp trong ngày nghỉ của gia đình hoặc tiệc liên hoan nhỏ bạn bè.

Có thể chọn thịt heo ba chỉ đóng gói, đã xông khói, dạng mỏng, cắt thành khúc ngắn 5 – 6cm; hoặc thịt tươi bỏ da, cắt đoạn ngắn 5 – 6cm rồi lạng dọc thành lát mỏng.

Tẩm ướp mỗi 300g thịt tươi đã cắt lát mỏng với 1/2 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê tiêu, 1/3 muỗng xúp hành tím băm, hai muỗng xúp dầu ăn, một muỗng cà phê đường caramel (nước màu dừa). Nếu dùng thịt xông khói thì chỉ cần trộn với hai muỗng xúp dầu ăn loại ngon.

Gan heo thật tươi, cắt miếng lớn cỡ nửa ngón tay út. Ướp mỗi 100g gan với 1/2 muỗng cà phê tiêu.

Củ sắn dây hoặc củ năn gọt vỏ, cắt sợi.

Đặt một miếng gan + một sợi củ sắn vào trong một lát thịt, cuốn tròn vừa đủ kín giáp vòng để có thể dùng một cây tăm xiên ngang cho chắc cuốn thịt. Cắt bỏ phần thịt dư để làm món khác. Không nên cuốn dày quá, sẽ khó chín đều.

Sắp các cuốn thịt vào khay kim loại, nướng trong lò điện ở nhiệt độ 200oC, hoặc thùng nướng đặt trên bếp gas, lò than… trong khoảng 10 – 15 phút, vừa đủ cho thịt chín tới.

Lưu ý: gan chín nhanh hơn thịt, nên cắt thịt càng mỏng càng tốt, để khi nướng, thịt chín đều, món ăn không khô.

Món ba chỉ cuốn gan có thể dùng làm món khai vị, không cần nước chấm.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Bao Tử Cá Tra Xào Hành Món Ăn Mà Ai Ăn Rồi Sẽ Nhớ Mãi

Được thiên nhiên ưu đãi, đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi cá tra lớn nhất cả nước. Cá tra không chỉ được người dân trong nước ưa chuộng mà cả người nước ngoài cũng rất thích thú vì thịt cá béo, ngọt, thơm ngon…

Nói đến cá tra mà chỉ biết có phần thịt cá là mới chỉ biết một nửa về con cá da trơn truyền thống này. Ngoài hai miếng thịt philê của cá tra, còn có đầu cá và bao tử cá nữa. Đây là những thứ có bán ở chợ địa phương rất nhiều với giá rẻ, và người dân nơi đây đã khéo léo chế biến thành những món ăn rất khoái khẩu như: đầu cá nấu canh chua, kho mẳn (kho ngót), bao tử cá tra xào chua, khìa nước dừa, chiên giòn, kho tiêu… Nhưng đặc biệt dễ làm, nhanh gọn, được “dân làng nhậu” tán thưởng là: bao tử cá tra xào hành lá.

Bao tử cá tra mua về rửa sạch bằng nước lạnh có pha chút muối để sát trùng. Vớt bao tử cá ra rổ để ráo. Cho bao tử cá tra vào tô ướp gia vị (đường, muối, bột ngọt, tiêu…) cho vừa ăn. Hành lá xắt khúc để ra dĩa. Phi mỡ (dầu) tỏi cho thơm rồi đổ bao tử cá tra vào xào chín. Sau cùng cho hành lá vào xào sơ vài dạo (vừa chín tới, để mềm quá mất ngon), nêm nếm lần cuối, nhắc xuống. Nhớ rắc vào một ít tiêu xay và làm một chén nước mắm chanh, tỏi, ớt (pha loãng có vị chua, ngọt) là xong!

Gắp một miếng bao tử cá tra cùng với cọng hành lá chấm vào chén nước mắm đưa lên miệng nhai chậm rãi… Vị thơm của hành lá, vị dai, giòn, ngọt của bao tử cá thấm dần vào vị giác len xuống tận cổ…, và nếu có một “chút men cay” vào nữa thì thật là… hết ý!

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Mì Quảng Quảng Nam Ai Ăn Rồi Cũng Sẽ Nhớ Mãi

Nếu ai một lần đến với Quảng Nam hẳn không thể nào quên được một món ăn bình dị, dân dã và cũng rất Quảng Nam. Đó là Mì Quảng. Từ miền quê đến thành phố, chỗ nào chúng ta cũng có thế tìm đuợc 1 quán mì, có quán vách nứa mái tranh chênh vênh bên sườn núi, có quán nằm lặng lẻ bên những cánh đồng muớt xanh, có quán lại lọt thỏm giữa ồn ào phố thị…

Tuy vậy, mì quảng ở đâu cũng giữ đuợc những nét rất đặc trưng; ngon miệng, hấp dẫn mà đằm thắm và gần gũi lạ.

Hãy nghe cô gái ngày xưa mời gọi :

“Mì em mới trắng còn tươi
Anh ăn vài bát cho người khoẻ ra
Khoẻ ra lên rú xuống nà
Thế nào cũng được dăm ba gánh củi đầy…”

Đó có thể là lời đẩy dưa, đó có thể là lời nói của cô bán hàng. Nhưng thực tình mà nói, Mì Quảng cũng không làm cho bạn thất vọng đâu. Này nhé, những người sành ăn Mì Quảng thường phải chọn những quán Mì hội đủ các thứ sau đây: Mì đuợc thắng ở chợ Chùa (Duy Xuyên), rau sống phải là thứ rau sống Hội An thứ thiệt, tôm để làm nhân (còn gọi là nuớc lèo) phải bắt từ Cửa đại và nước mắm nêm phải là nuớc mắm Nam Ô. Còn nữa mì ngon là ngon từ lá Mì kia, lá mì không được dẻo quá mà củng không quá tơi, tô Mì phải có bố cục đẹp mắt. Khi bạn trộn lên, nếu lá Mì bị gẫy ra tức là đã mất ngon đi cả 9 phần. Về nuớc lèo, nuớc phải trong nhưng đảm bảo độ béo và ngọt nữa. Nhiều gia vị quá, nuớc lèo làm cho tô Mì loè loẹt và đôi khi át mất huơng vị đồng quê. Ăn Mì Quảng nên ăn vào buổi trưa, ăn một hơi vài ba tô cho căng bụng mới thấy nó ngon đến cở nào. Gắp một đũa Mì cho vào miệng, cắn một miếng ớt thật cay, húp 1 ngụm nuớc lèo cho phát ra tiếng “soạt”, khi đó mới thấy cái thú, mới thấy cái ngon đầy miệng. Nhìn tô Mì đầy đặn, bên những chú tôm đỏ mọng là một lới rau ngò xanh xanh, dăm ba hạt đậu phộng đuợc rải đều, làm cho ta cảm thấy vui mắt và chỉ muốn ăn ngay. Và đúng là phải ăn ngay, ăn từ khi còn nóng kia. Mì Quảng mà để nguội sẽ mất ngon, lá mì sẽ bị tơi ra, rau sống héo đi, cái mùi thơm giòn của rau, đậu sẽ bị tản bớt…

Mì Quảng – ngay từ bản thân nó đã không có gì gọi là cầu kì, ăn nó cũng vậy, không cần phải kiểu cách lắm. Mì Quảng dể ăn, hợp khẩu vị với nhiều người mà đặc biệt, dù cho nó được bày bán ở những nhà hàng cao cấp giá cả của nó vẫn rất bình dân. Ngày nay, Mì Quảng đã được các chủ quán thêm vào một số ” biến tấu” trong cách trình bày cũng như thành phần gia vị : 1 cọng hành hương, vài cục thịt mỡ nấu nhừ. Những biến tấu ấy không hề làm mất đi cái ngon đặc trưng của nó mà trái lại càng làm tăng thêm tính hấp dẫn mà thôi.

Có một điều, ăn Mì Quảng mà thiếu bánh tráng thì coi như không đúng cách. Bánh tráng cho ta cái giòn giã và thơm tho, cái béo của dầu mỡ quyện với cái béo của gạo nuớng trong bánh tráng càng làm cho người ăn có cảm giác ngon miệng mà không ớn.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Phở Chua Cao Bằng Ăn Một Lần Sẽ Nhớ

Phở chua Cao Bằng ngoài ngon vì độ dẻo của bánh, vị bùi của gan hòa với độ béo của thịt ba chỉ, vịt quay… còn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay man mác của măng ớt, vị bùi của lạc và khoai, thơm của mác mật.

Phở chua gắn liền với hai địa danh Lạng Sơn và Cao Bằng nhưng nhiều người khẳng định nó chính là món đặc sản của riêng vùng đất Cao Bằng và được liệt vào danh sách những món ăn chơi đặc sản Việt Nam.

Làm được món phở này cũng khá công phu. Bánh phở phải làm sao vừa dẻo vừa dai. Gan lợn dùng cho phở chua thái mỏng, rán sém mặt thì vừa. Dạ dày lợn, trước khi rán nên luộc qua để vẫn chín mà không quắt. Thịt ba chỉ, rán giòn bì, mầu vàng sậm mới đẹp mắt. Vịt Thất Khê đem tẩm ướt rồi quay…


Xếp bánh phở ra bát, bên trên xếp những lát gan, lạp sườn được rán cháy cạnh, thêm nữa là vài lát thịt ba chỉ, dạ dày lợn đã được rán vàng cùng những miếng thịt vịt quay vàng rộm, trên được điểm mấy ngọn rau thơm, chút lạc ràn đập dập, miến, khoai tầu thái chỉ chao giòn.

Đủ những thứ đó thì rưới lên trên một chút nước sốt, được chế từ nước lấy trong bụng con vịt quay pha với một chút dấm, tỏi, đường và bột báng. Khi ăn, trộn đều bát phở, thêm chút mác mật ngâm măng ớt.

Phở chua Cao Bằng ngoài ngon vì độ dẻo của bánh, vị bùi của gan hòa với độ béo của thịt ba chỉ, vịt quay… còn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay man mác của măng ớt, vị bùi của lạc và khoai, thơm của mác mật. Phở chua còn ăn kèm rau thơm, rưới nước sốt chua ngọt rất hấp dẫn. Ăn vào lúc tiết trời se lạnh thì ấm lòng, mùa nóng lại có cảm giác thanh mát nhờ vị chua của nước sốt. Chẳng thế mà ăn hết tô, vị chua đọng lại nên vẫn thấy chưa no, vẫn muốn ăn thêm. Phở chua ăn một lần còn lạ miệng, đến hai lần, ba lần sẽ trở nên nghiện hương vị độc đáo của nó.

Trước, món này chỉ được dùng khi có đám cỗ, giờ được nhiều người chọn thành món điểm tâm. Vượt qua phạm vi tỉnh Cao Bằng, nó trở thành một trong những lựa chọn của người Hà thành như là món khai vị trong các buổi tiệc đổi vị khi đã quá ê hề với thịt cá.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Ăn Ốc Ở Sài Gòn Vừa Ngon Vừa Rẻ Ăn Một Lần Sẽ Nhớ Mãi

Một hàng ốc nhỏ xinh, nằm khuất trong hẻm hơi khó tìm, nhưng đã ăn rồi thì bạn sẽ không phải hối hận đâu nhé.Giữa thời buổi cái gì cũng rủ nhau tăng giá như bây giờ thì việc tìm một hàng ăn vặt giá siêu rẻ dường như cực kì khó khăn. Đã thế, vừa rẻ mà vừa ngon miệng lại càng khó nghĩ hơn. Tuy nhiên, hôm nay chúng tớ sẽ giới thiệu đến các bạn một hàng ốc nằm ở quận Bình Thạnh với giá cả lẫn chất lượng đều cực “sốc” luôn.Hàng ốc cô Tuyết nằm sâu trong con hẻm cạnh bệnh viện Ung Bướu, trên đường Nơ Trang Long. Quán hơi khuất, khó tìm, nhưng luôn đông khách ủng hộ vì chất lượng siêu ngon cũng như giá cả “hấp dẫn” của nó. Để dễ nhớ nhất, sau khi vào ngõ này, bạn nên hỏi thăm đường vào trường mầm non 7A, quán nằm bên hông trường. Hoặc nếu tính từ đầu ngõ vào, quẹo tay phải, đến cái ngã rẽ thứ 3 thì rẽ trái, đi thẳng và nhìn bên trái là thấy.Quán bán từ khoảng 2 – 3h trưa (ăn giờ này là vắng nhất và còn đầy đủ món nhất) cho đến tầm 8h – 9h là hết sạch ốc. Kinh nghiệm cho bạn là nên hạn chế ăn lúc 4 – 5h vì khi đấy là giờ tan tầm, học sinh và cả phụ huynh gần đó đến ăn rất đông, có khi phải đứng đợi chỗ ngồi vì quán bé.Quán bán hơn chục loại ốc nhưng không theo khuôn mẫu nào cả, nghĩa là “hôm nào có ốc gì ngon thì lấy, không ngon thì bỏ qua, chứ không cố bán để mất khách”. Các món thường có ở đây là: ốc mỡ (hãy thử món xào tỏi đi),sò huyết (nướng tái siêu bổ dưỡng nhé), sò lông – sò điệp – sò lụa – sò dẹo (nướng mỡ hành là “number one”), ốc móng tay (xào rau muống cực ngon), ốc bươu (nhất định phải ăn xào sả ớt nhé), đặc biệt là càng ghẹ luôn tươi ngon (nướng hoặc rang muối) và trứng vịt lộn “siêu khổng lồ” (bảo đảm hơn hẳn những quán khác luôn).Ngoài ngon và rẻ thì còn 1 điều đặc biệt nữa mà bạn nên ghé quán này vì nó rất “độc đáo”. Theo chúng tớ “dò la” được thì chủ quán là một đầu bếp có kinh nghiệm nhiều năm với nhiều loại quán ăn khác nhau, nên tất cả những món ở đây đều do một tay cô sáng tạo rồi chế biến chứ không hề đi copy hay bắt chước một hàng nào cả. Có lẽ vì thế nên ốc ở đây được nêm nếm rất lạ miệng và khá bắt mắt người ăn.Bạn đừng quá bất ngờ nếu ốc mỡ xào tỏi của bạn có cả bắp (ngô), cũng đừng quá lo lắng nếu muốn xin thêm tép mỡ hoặc tự chế biến thêm rau muống, mỡ hành gì đấy cho món ốc của mình – cứ mạnh dạn đề nghị bạn nhé. Nếu quán không quá đông, cô chủ quán sẽ rất sẵn lòng “giúp đỡ”.





















Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Món Bánh Tráng Nướng Trứng Chim Cút Ăn Một Lần Sẽ Nhớ

Từ Đà Lạt, món bánh tráng đặc biệt này đã đến Sài Gòn với nhiều thay đổi khá thú vị.
Đến Sài Gòn, chắc chắn du khách sẽ không thể nào không chú ý đến thói quen “ăn vặt” của người dân nơi đây. Món ăn vặt tại Sài Thành rất đa dạng và có mặt ở mọi nơi. Bất cứ một món ăn nhẹ nào mà “gọn gàng”, “dễ xử lý” đều dễ dàng trở thành một món ăn vặt quen thuộc của mọi người.

Theo dòng chảy của thời gian, các món ăn vặt tại Sài Gòn cũng liên tục được thay đổi và “cập nhật” với danh sách các món càng ngày càng dài ra. Cách đây khá lâu là sự “thống trị” cua súp cua, khoai lang nướng, bắp xào, bánh tráng trộn… Và hiện tại món “bánh tráng nướng” đang là món được không chỉ cánh chị em khoái khẩu mà ngay cả cánh đàn ông cũng khó lòng mà từ chối mỗi khi có dịp “tụm năm, tụm bảy” lại với nhau.


Thực ra, xuất xứ của món ăn này là từ.. .Đà Lạt – thành phố mộng mơ của cả nước. Có lẽ, không khí lạnh quanh năm chính là thứ đã giúp cho món bánh tráng nướng này ra đời tại đây. Ở Đà Lạt, hình ảnh các du khách xuýt xoa với cái lạnh và trên tay là cuộn bánh tráng nóng giòn thơm phức đã trở nên quá quen thuộc với mọi người.
Nhưng, ở Sài Gòn thì với nhiều người, món ăn này vẫn còn là một món khá lạ. Hơn nữa, khi “du nhập” vào đây, món bánh tráng nướng này cũng đã được thay đổi ít nhiều ở nguyên liệu cũng như cách thực hiện.

Nếu ở Đà Lạt, nguyên liệu trứng được sử dụng là trứng gà đánh nhuyễn lên thì tại Sài Gòn đã được thay thế bằng trứng cút. Và một điều đặc biệt nữa là món bánh tráng nướng nguyên thủy tại Đà Lạt không hề có thịt heo băm mà chỉ có trứng, hành lá và tương ớt.


Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Bún Chạo Nướng Thịt Nướng Ở Sài Gòn Ăn Một Lần Sẽ Nhớ Mãi

Đây là hai món rất ngon ở khu ẩm thực chợ Bàn Cờ.

Thịt nướng ở đây có ướp xả nên khi nướng lên hơi khô xiên thịt. Tuy nhiên, bù lại thì chạo tôm lại được ướp thấm mềm nên ăn khá vừa miệng. Bạn có thể gọi một phần bún thịt nướng không, hoặc một phần thập cẩm đầy đủ với cả thịt nướng – nem nướng (chạo) – chả giò… Giá cho một phần như thế là 20K – tạm chấp nhận được cho một món ăn đầy đủ chất đạm như thế này.

Bún thịt nướng.

Cọng bún ở đây không phải loại bún Thủ Đức cọng nhỏ, dai nhưng nhìn chung là khá ổn, không quá bở. Nước chấm ngon và đặc biệt, tin vui cho các bạn là “tín đồ” của chất béo: mỡ hành được cho vô tư, kèm theo đó là rất nhiều tép mỡ giòn (nhưng cái này không tốt cho sức khỏe lắm đâu nhé, các bạn nên hạn chế thôi).

Chả giò ở đây được cuốn bằng lá bò bía – một loại bánh tráng khá lạ, khi chiên lên tạo độ giòn và cho một màu vàng ươm cho cuốn chả giò mà lại không có màu khét như loại bánh tráng cũ). Nếu thích ăn nhiều thịt, chạo hoặc chả giò thì bạn có thể gọi thêm, giá trung bình của thức ăn gọi thêm cũng không quá mắc, chỉ từ 3Kđến 10K tùy món.

Liên kết

Hàng này thì các bạn cứ đi thẳng từ hướng mặt tiền chợ vào, qua dãy bán quần áo, nhìn bên tay trái sẽ thấy. Quán bán từ khoảng 6 – 7h sáng đến 11h trưa là hết

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Những Món Ăn Vặt Mà Ai Ăn Một Lần Sẽ Nhớ Mãi

Bánh pizza ở Italy, khoai tây chiên, kem và cả bánh tiêu của Việt Nam đều có trong danh sách.

Bánh tiêu ở Việt Nam.

Món khoai tây chiên và mực chiên xù ở Mỹ.

Bánh pizza của Italy.

Nước giải khát với đủ các loại trang trí đẹp mắt ở Philippines.

Bánh empanada thường xuyên có trong bữa ăn của người Argentina với nhân thịt bò, gà kèm rau, nấm.

Bánh màn thầu của Trung Quốc.

Không chỉ ở Kyoto, kem là món tráng miệng được yêu thích trên toàn thế giới.

Món tráng miệng làm từ quả óc chó của Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Bánh ngọt Doughnut ở Canada.

Chè đậu đỏ ở Indonesia.

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Bánh Tằm Ở Cà Mau Ăn Một Lần Sẽ Nhớ Mãi

Làm bánh tằm tương tự như làm bún nhưng sợi bánh to hơn sợi bún một chút, bánh vừa dài vừa dai được gỡ ra rời rạc từng sợi một trước khi chan nước xốt, còn gọi là ” nước cà”…

Cà Mau không chỉ nổi danh với nghề dệt chiếu đã đi vào câu hát quen thuộc “nghe chiếu Cà Mau…” mà còn thu hút khách bởi những món ăn lạ lẫm, giản dị nhưng đặc sắc. Trong những lần xuôi công tác về vùng Cà Mau, có lẽ ấn tượng sâu đậm nhất cho mỗi vị khách phương xa là việc dễ dàng tìm một quán ăn nho nhỏ trên vỉa hè hay trong hàng hiên của một ngôi nhà nào đó, nhưng lại vất vả khi đi tìm một quán ăn bề thế chuyên bán các món ăn bình dị của vùng miền. Nên nếu muốn thưởng thức món bánh tằm xíu mại Cà Mau – không phải là bánh tằm thường thấy ở những nơi khác – cách đơn giản nhất là đến những quán nhỏ hè phố.

Buổi sáng dã chiến
Bên cạnh các quán cóc cà phê là các hàng ăn sáng tấp nập thực khách. Cà Mau ít quán phở nhưng nhiều quán bánh tằm xíu mại và cơm tấm cùng với bún nước lèo. Tuy là món ăn không đụng hàng với địa phương khác nhưng Bánh tằm xíu mại lại không được xếp vào danh mục nhà hàng. Có thể từ lâu người ta chỉ biết đến đây là món ăn đường phố và chưa ai nghĩ đến việc nhà hàng hóa món điểm tâm này. Món ăn quen thuộc đó phổ biến đến nỗi khi nghe người địa phương hỏi ăn bánh tằm xíu mại không thì đã thấy trước mắt các bảng hiệu đơn sơ viết giản đơn hai chữ bánh tằm đặt trên vỉa hè, mấy cái bàn nhựa và ghế thấp đã kín người ngồi. Thú vị nữa là các quán ăn này chỉ xuất hiện trên vỉa hè vào buổi sáng tinh mơ, bán cho đến lúc công chức vào sở làm thì kết thúc, bởi vậy muốn ăn vào giờ khác cũng chẳng biết ăn ở đâu.

Nhà quê mà lắm cầu kỳ
Bánh tằm hay bánh tầm, gọi thế nào cũng được, cầu kỳ từ khâu nhào bột làm bánh cho đến lúc nấu nước xốt dùng. Làm bánh tằm tương tự như làm bún nhưng sợi bánh to hơn sợi bún một tẹo, bánh vừa dài vừa dai được gỡ ra rời rạc từng sợi một trước khi chan nước xốt, còn gọi là “nước cà”. Bánh tằm là tên gọi chung cho món ăn nhưng khi ăn thực khách sẽ được hỏi bánh tằm xíu mại hay bánh tằm thịt nướng, bánh tằm cà ri hay bánh tằm xíu mại tàu hủ ky… Sơ sơ đã có bốn kiểu bánh tằm. Muốn bánh thật ngon và dễ thấm nước mắm chan thì đặt bánh trong một cái xửng hấp như người Hoa hấp bánh bao vậy. Bánh tằm ăn với giá đậu xanh, cải xà lách và rau thơm cắt từng khúc rồi chan nước mắm chua ngọt có chút ớt bằm đỏ tươi. Nhìn người bán lấy bánh trong xửng hấp ra, gỡ từng sợi cho vào cái đĩa tròn lớn, để rau lên rồi chan nước xốt đã thấy bụng sôi ào ào, nước xốt nấu chung với từng viên thịt băm gọi là xíu mại thịt, nếu không thích viên xíu mại ấy thì có thể lấy thịt nướng cắt nhỏ để vào.

Tuy thường thấy ở hè phố nhưng sự hấp dẫn và mức độ độc đáo của Bánh tằm xíu mại cũng ngang bằng với đặc sản của địa phương. Nơi có hàng ăn đông khách nhất có thể kể đến là quán bánh tằm trên đường Lê Lợi, đường Nguyễn Hữu Lễ phường 2 hay quán ăn sáng ở đường Quang Trung, đường Lưu Tấn Tài phường 5… Ngoài ra cũng có thể kể đến một quán ăn rất có cá tính chỉ chuyên bán Bánh tằm cà ri cay nằm trong con hẻm khuất nhưng rất chìu thực khách, bạn có thể đến gõ cửa bất cứ lúc nào chủ quán cũng niềm nở phục vụ bánh tằm cho bạn. Quả đúng như ông bà đã nói, miếng ăn ngon thì được nhớ rất lâu, và dù có đi đến đâu thì thực khách vẫn cất công tìm tới.

Các quán bán bánh tằm ở Cà Mau chỉ xuất hiện trên vỉa hè vào buổi sáng tinh mơ, bán cho đến lúc công chức vào sở làm thì kết thúc, bởi vậy muốn ăn vào giờ khác cũng chẳng biết ăn ở đâu.

Bánh tằm hay bánh tầm, gọi thế nào cũng được, cầu kỳ từ khâu nhào bột làm bánh cho đến lúc nấu nước xốt dùng.

Trong các kiểu ăn bánh tằm, đặc biệt nhất là bánh tằm xíu mại tàu hủ ky. Để có được nồi xíu mại hấp dẫn, người ta đã phải chuẩn bị nhiều bước thực hiện. Đầu tiên thịt băm nhuyễn ướp với gia vị cho thấm, tàu hủ ky chiên sơ để riêng rồi cắt từng miếng vuông bằng bàn tay xòe ra, trải miếng tàu hủ ky ra cho thịt băm vào gói lại. Tiếp theo cho vô xửng hấp qua một lượt. Nước xốt sôi mới cho từng miếng tàu hủ ky gói thịt băm vào, nồi nước xốt được đặt trên bếp lửa liu riu, lúc nào cũng sôi lăn tăn nóng hôi hổi. Đĩa bánh ngon nghĩa là từng sợi bánh không dính bết vào nhau, cả rau và thịt đều nóng hổi khi chan thêm nước mắm và trộn chung với rau ăn kèm. Trong lúc ăn người ta có thể dùng muỗng nhỏ múc “nước cà” rưới lên từng gắp bánh cho thấm.


Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Những Món Cơm Của Việt Nam Ngon Ăn Một Lần Sẽ Nhớ Mãi

Cơm với người Việt không được coi là một loại thức ăn mà thường coi là món chủ lực để ấm bụng trong các bữa ăn. Tùy vùng miền có rất nhiều loại cơm và biến thể của cách nấu.

1. Cơm gà – Hội An

Chưa ăn cơm gà xem như chưa tới Hội An. Cách nói có phần cường điệu ấy có lẽ xuất phát từ lòng tự hào khi đề cập đến cơm gà – một thứ hương vị quê nhà bình dị, khó quên của người dân phố Hội.

Cơm gà đơn giản là cơm nấu ăn với gà luộc nhưng cái đặc sắc là những yếu tố trong món ăn bình dị này như cơm, gà, nước chấm, đồ chua ăn kèm đều mang hương vị, phong cách ẩm thực rất riêng của miền Trung. Cái đặc biệt của món cơm gà xứ Hội bắt nguồn từ nét riêng của cách chế biến thịt gà theo “gu” miền Trung, nghĩa là gà xé nhỏ, bóp thấm với hành tây, rau răm và gia vị. Cái khéo của người làm là khiến miếng thịt mang thơm thơm, cay cay nhưng vẫn không bở thịt và mất mùi gà.

Nước dùng gà được dùng để nấu cơm nên hạt cơm không trắng mà ánh một sắc vàng nhẹ, căng tròn, ngọt lịm vị gà. Với phong cách nhỏ nhẹ của người miền Trung, món cơm gà được bày trong chiếc đĩa nhỏ chỉ đủ làm lưng bụng thực khách. Đĩa cơm thường trang trí thêm ít lá bạc hà, rau răm, những lát hành tây trắng nõn, tương ớt đỏ tươi, muối tiêu lấm chấm, ăn kèm với loại tương ớt sền sệt, cay xé lưỡi theo khẩu vị của người địa phương.

Có một cách khác làm món cơm gà, nhưng người vùng Tam Kỳ – Quảng Nam hay Đà Nẵng mới thường chế biến theo cách này. Thịt gà không xé sợi mà chặt thành từng miếng vừa phải, vàng ươm. Gà không chỉ luộc, đôi khi còn được chiên giòn.

2. Cơm Ghẹ – Phú Quốc

Cơm ghẹ là món ăn ngon, giàu chất đạm, vị lạ đặc trưng rất ấn tượng và cũng rất khó quên khi đặt chân đến Phú Quốc.

Thành phần chính của cơm xào ghẹ Phú Quốc là cơm trắng, thịt ghẹ bóc sẵn, hành tây xắt lát mỏng, tỏi, ít tương cà vàng, dầu ăn. Thịt ghẹ bỏ vào chảo xào sau khi phi tỏi vàng cùng với hành tây, cơm trắng. Tương cà giúp cho món ăn có màu sắc đẹp, nêm gia vị vào để có hương vị ngon. Cơm xào ghẹ Phú Quốc khi chế biến có màu vàng ươm cũa tơ vàng óng ánh rất đẹp. Cơm khi xào xong được ăn kèm với dưa leo xắt nhuyễn, rau tươi, cà chua xắt lát dùng với nước mắm pha chế sẵn.

3. Cơm hến – Huế

Người Việt Nam bao giờ cũng ăn cơm nóng, còn cơm hến của xứ Huế lại được chế biến từ cơm nguội đánh tơi nhưng cơm hến được nấu từ thứ gạo ngon nên vẫn mềm dẻo. Ăn cơm hến tưởng như là một món trộn với những nguyên liệu phong phú mà đơn giản như hến luộc, nước hến, hoa chuối thái rối, khế chua, rau răm…

Cơm hến hòa cùng vị bùi của đậu phộng, vị cay của ớt, vị đậm đà của mắm ruốc, tạo nên một món thanh đạm. Cơm hến là món khá cay, có mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ… Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi” rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon của cơm hến.

4. Cơm Âm phủ – Huế

Cơm Âm phủ là một món ăn có từ lâu đời của đất cố đô, rất đậm “chất Huế” gồm nhiều nguyên liệu tạo thành, đa màu đa sắc nhưng lại rất bình dân. Cái tên nghe rất lạ, tạo cho thực khách vẻ “sờ sợ” nhưng lại là một món ngon độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực Huế.

Cơm Âm phủ gồm các nguyên liệu như: cơm trắng, tôm, thịt nướng, chả lụa, trứng tráng, rau thơm, dưa leo, đồ chua… Cách làm cũng khá công phu. Cơm là thành phần chính nên việc chọn gạo để nấu là rất quan trọng. Để cơm ngon phải chọn gạo thơm, có chất lượng tốt.

Cơm Âm phủ có trong bốn mùa. Nếu có dịp đến thành phố Festival Huế, đắm chìm trong khung cảnh thơ mộng của nơi đây, du khách hãy thưởng thức món cơm đậm chất Huế này.

5. Cơm Tấm – Sài Gòn

Cơm tấm vốn là món đặc sản truyền thống của người dân miền Nam mà đặc biệt là người Sài Gòn. Xưa kia, người dân thường sử dụng món ăn này trong bữa sáng, vừa đơn giản mà thuận tiện. Nhưng nay, món cơm tấm độc đáo này được dùng trong nhiều cửa hàng, quán xá, nhà hàng, khách sạn như một món cơm chính trong bữa trưa, tối…

Cơm tấm là món ăn độc đáo bởi lẽ đây thứ cơm được nấu từ những hạt gạo vỡ nhỏ, vụn. Những mảnh hạt gạo vỡ được sàng riêng và nấu chín lên bằng bếp củi.

Cơm tấm có hương vị thật nhẹ nhàng nhưng rất đặc biệt và hấp dẫn người thưởng thức. Một đĩa cơm tấm ăn kèm với sườn, bì, chả, trứng và nước mắm sẽ khiến cho các vị giác của bạn phải trầm trồ bởi vị ngon mà không ngấy.

6. Cơm cháy – Ninh Bình

Tương truyền, cơm cháy Ninh Bình được hình thành hơn 100 năm (từ cuối thế kỷ 19), do một chàng thanh niên người Ninh Bình tên là Hoàng Thăng học được và phát triển từ một món ăn của người Hoa, sau đó mở rất nhiều tiệm ăn ở Hà Nội lẫn Ninh Bình. Từ đó món cơm cháy được lưu truyền, phát triển và trở thành một đặc sản của vùng đất Cố đô.

Để làm món cơm cháy thơm ngon, người Ninh Bình dùng gạo nếp hương, chọn hạt gạo tròn và trong để nấu. Khi nấu phải nấu bằng than củi và dùng nồi gang thì mới có miếng cơm cháy vàng thơm, vừa dẻo vừa ngon. Cháy lấy ra từ nồi mang ra phơi từ hai đến ba nắng. Cơm cháy cần được bảo quản nơi kho dáo, tuyệt đối tránh ẩm mốc, lúc gần ăn thì mới mang ra chiên giòn. Nếu chiên để qua buổi hay qua ngày thì cơm đều bị hôi dầu, ăn sẽ không ngon.

Ăn cùng cơm cháy có thể là thịt bò, tim, cật lợn xào với các loại rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua… ăn đến đâu, chan lên miếng cơm cháy đến đó. Miếng cơm kêu xèo xèo, bốc khói, toả ra mùi thơm. Khi ăn, cơm giòn tơi, chứa nhiều hương vị của món ăn thập cẩm nóng sốt mà đậm đà.

7. Cơm Dừa – Bến Tre

Xứ dừa Bến Tre không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm kẹo dừa, rượu dừa, qua bàn tay tinh tế của người dân nơi đây biến món cơm dân dã hằng ngày trở thành một đặc sản lạ lẫm với người ăn bằng món cơm dừa.

Để được món cơm dừa ngon phải mất gần hai giờ đồng hồ. Những trái dừa xiêm được cắt ngang một phần trên đầu quả dừa để trút nước ra và dùng miếng cắt đó như cái nắp để đậy lại. Gạo ngon vo sạch bằng nước rồi sau đó vo lại nước cuối cùng bằng nước dừa, để ráo nước. Cho gạo vào trong trái dừa rồi đổ lượng nước dừa vào vừa đủ, đậy nắp lại cho kín. Cơm dừa nấu với nước dừa được hấp cách thủy trong nồi nên hương thơm, vị ngọt đều kết đọng lại trong mỗi hạt cơm. Khi cơm chín hơi ngả màu vàng nhạt do bị thấm hơi dầu từ cơm quả dừa. Cơm dừa ăn có vị beo béo nên ăn nóng mới ngon.

Cái thú khi ăn cơm dừa là ăn trực tiếp trên trái dừa, không phải ăn bằng chén. Với trái dừa xinh xắn trắng ngà, mùi thơm của dừa hòa quyện cùng làn khói bốc lên làm cho tất cả các giác quan đều hưởng trọn vẹn hương vị của món ăn.

8. Cơm lam

Cơm lam là loại cơm được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa v.v. và nướng chín trên lửa.

Cơm lam bỏ trong những ống tre, đốt trực tiếp trên lửa, khi ăn chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài. Cơm lam ăn ngon, lạ miệng, hương vị khác hẳn cơm thường, chỉ cần bỏ ống cơm ra đó thấy mùi thơm rất hấp dẫn. Bẻ miếng cơm lam, chấm muối vừng hoặc muối lạc cho vào miệng, ta sẽ thấy ngon, thơm, dẻo, rất đậm đà, ngoài hương thơm của gạo nếp còn thoảng hương vị thơm thơm của nứa rừng qua lửa. Cơm Lam là món cơm đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc Việt Nam, Tây Nguyên.

9. Cơm niêu đập

Theo văn hóa của người Việt cho rằng nồi đất là nồi nấu ăn ngon nhất. Gạo Tám mà nấu bằng nồi đồng hoặc bằng các thứ nồi khác đều không thể có hương vị như nấu bằng niêu đất.

Cái niêu đất nung nâu sẫm be bé, miệng hơi khum to hơn tô canh một chút đậy nắp kín với đôi đũa cả gác một bên. Ăn cơm đập ở các nhà hàng, khi niêu cơm được bê lên, người phục vụ mới gõ nhẹ chiếc búa nhỏ vào niêu, những mảnh đất nung vỡ vụn rơi xuống đất còn lại trên tay là ổ cơm chín mịn màng ở giữa nhưng chung quanh là một lớp cháy giòn đều vàng mỏng.

Thường cơm niêu được ăn kèm với cá kho tộ, cà pháo chấm mắm tôm, canh cua mồng tơi….

10. Cơm nị

Liên kếtCơm nị một món ăn truyền thống của người Chăm, Châu Giang, An Giang. Cơm nị thường là gạo nấu với sữa nhưng có người lại thích thêm nho khô vào để tăng thêm khẩu vị.

Người Chăm hay ăn Cơm nị với cà púa là món ăn được chế biến từ thịt bò rất độc đáo. Hai món ăn này thường bổ sung cho nhau tạo nên hương vị độc đáo và cầu kỳ mang khẩu vị người Chăm.

Cơm nị – cà púa mang mùi ngọt béo của sữa, vị bùi của đậu phộng, vị mặn ngọt của thịt bò cùng với vị cay xè của ớt, vị ngọt của nho khô làm ngẩn ngơ lòng thực khách. Tất cả đem lại cho người ăn một cảm giác thơm ngon, thật lạ miệng, no bụng mà chẳng thấy ngán.

- truyen 18+